Hi Lạp: nợ đầm đìa nhưng vẫn xài sang

Với dân số dưới 11 triệu người, Hi Lạp là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất châu Âu, và đứng thứ năm trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Hàn Quốc. Giới quan sát cho biết đó là một trong những lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ hiện tại của Athens.

Đang nợ tới 300 tỉ euro (394 tỉ USD), nhưng Hi Lạp vẫn “chịu chơi” vung hàng tỉeuro nhập khẩu vũ khí. Theo báo WallStreet Journal (WSJ), Hi Lạpđang chi 1,3 tỉ euro (1,64 tỉ USD) mua sáu tàu ngầm từ Đức, và cũng sẽ chi tiềntỉ để nhập sáu tàu chiến và 15 máy bay cứu hộ quân sự từ Pháp.

Với dân số dưới 11 triệu người, Hi Lạp là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhấtchâu Âu, và đứng thứ năm trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vươngquốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Hàn Quốc. Giới quan sát cho biết đó là một trongnhững lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ hiện tại của Athens.

WSJ cho biết các hợp đồng nhập vũ khí mới đây của Hi Lạp đã vấp phải sự phản đốimạnh mẽ của nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. “Các nước đang cố giúp Hi Lạp trong thờiđiểm khó khăn cũng lợi dụng tình thế chào bán vũ khí. Hi Lạp không cần xe tăng,tên lửa hay tàu ngầm mới, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy” - ông Egemen Bagis, một quanchức chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ trích.

Hi Lạp: nợ đầm đìa nhưng vẫn xài sang
Biểu tình chống chính sách của chính quyền trở thành chuyện cơm bữa ở Hi Lạp (Ảnh: AFP)

Phản ứng trong nước còn dữ dội hơn gấp bội. Hồi tháng 5, Phó thủ tướng Hi LạpTheodore Pangalos khi tiếp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến thăm đãtuyên bố “cảm thấy bị ép buộc phải mua những vũ khí mà Hi Lạp không cần”, và chorằng đây là “nỗi tủi hổ quốc gia”.

Còn phó đô đốc hải quân Stelios Fenekos nộpđơn từ chức để phản đối việc Bộ Quốc phòng quyết định mua tàu ngầm. “Làm saochính quyền có thể nói với người dân rằng lương, thưởng của họ bị cắt, trong khilại đổ tiền đi mua tàu ngầm?” - ông Fenekos bức xúc. Ông khẳng định hải quân HiLạp hiện đã có tám tàu ngầm và không cần thêm chiếc nào nữa.

Hi Lạp: nợ đầm đìa nhưng vẫn xài sang

Hi Lạp nhập khẩu phần lớn vũ khí từ Đức và Pháp. WSJ cho biết mới đây đã cónhiều quan chức Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích Berlin và Paris ép Athens nhậpvũ khí để đổi lấy việc giải cứu tài chính. Các quan chức Đức và Pháp đã phủ nhậncáo buộc này. Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định giaodịch tàu ngầm là kết quả của một hợp đồng Athens ký với các công ty Đức từ rấtlâu trước cuộc khủng hoảng nợ. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Pháp khẳng định chínhquyền Hi Lạp luôn quyết tâm đàm phán mua vũ khí từ Pháp.

Từ tháng 5, Cơ quan tội phạm kinh tế Hi Lạp bắt đầu điều tra mọi hợp đồng nhậpvũ khí của chính quyền Athens trong vòng 10 năm qua, có giá trị lên đến 16 tỉeuro (hơn 20 tỉ USD) để xác định xem liệu Athens có mua với giá quá cao hoặc muanhững vũ khí không cần thiết hay không. Trong khi đó, các công tố viên Đức đangđiều tra cáo buộc các công ty Đức đã hối lộ hàng triệu euro cho các quan chứcquốc phòng Hi Lạp có liên quan đến hợp đồng mua tàu ngầm.

Theo Sơn Hà
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.