Lãi suất cơ bản: “Bóng” đang ở chân Ngân hàng Nhà nước?

Hơn 10 năm trước, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu mặc dù được coi là những lãi suất chủ đạo trong công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhưng sự tồn tại của chúng gần như chỉ trên giấy hoặc mang tính chất chỉ định

Vì nhiều lý do, Luật Ngânhàng Nhà nước mới vẫn giữ nguyên khái niệm lãi suất cơ bản cho dù chúng gâytranh cãi suốt mấy năm nay. Nhưng có người nói vui, đó chỉ là câu chuyện “đườiươi giữ ống”, quan niệm và hành xử của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cơ bản rasao mới là điều quan trọng.

Hơn 10 năm trước, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu mặc dù đượccoi là những lãi suất chủ đạo trong công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nướcnhưng sự tồn tại của chúng gần như chỉ trên giấy hoặc mang tính chất chỉ định. 

Cần tách bạch chức năng

Nói vậy là bởi, tại thời điểm đó, hầu hết các khoản giao dịch cho vay của Ngânhàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đều mang tính chỉ định nên lãi suất củacác khoản vay này (tái cấp vốn) thực ra là lãi suất chỉ định. 

Còn đối với lãi suất tái chiết khấu thì do thị trường tín phiếu kho bạc và cácgiấy tờ có giá khác của Chính phủ hoạt động rất cầm chừng, lúc có lúc không nênlãi suất của chúng (tái chiết khấu) cũng chỉ ở… trên giấy! 

Thậm chí, ngay cả lãi suất thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định “trần -sàn” và nói tóm lại, các công cụ điều hành lãi suất lúc bấy giờ chủ yếu mangtính chất tượng trưng, áp đặt và không phản ánh đúng bản chất quan hệ về giá vốntrên thị trường.
 
Từ thực tiễn này đã đặt ra yêu cầu phải có một loại lãi suất làm định hướng chohoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, năm 1997, khi Luật Ngânhàng Nhà nước ra đời, đã quy định: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhànước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”.

Đến tháng 8/2000, lãi suất cơ bản chính thức đi vào cuộc sống nhưng trong suốt 8năm liền, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã “ấn định” nhưng rốt cục, giao dịch trênthị trường không hề lấy lãi suất cơ bản làm “cơ sở”. Bởi lẽ, không ai hiểu đượcNgân hàng Nhà nước lấy cơ sở nào để lãi suất cơ bản lúc thì 5%, lúc thì 7% hay8%/năm. 

Sự mờ nhạt này được kết thúc đến đầu năm 2008, do chịu nhiều tác động tiêu cựccủa khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước có nhiều diễn biến bấtthường: lạm phát phi mã, lãi suất mất ổn định cả trên thị trường 1 và thị trường2. 

Lãi suất cơ bản: “Bóng” đang ở chân Ngân hàng Nhà nước?
Một vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, muốn lãi suất cơ bản chính xác, khách quan và phù hợp với thị trường thì phải đi từ thị trường (Ảnh: Reuters)

Trong tình cảnh khó khăn đó, Ngân hàng Nhà nước đã có một dịp may không thể mayhơn: tại Bộ luật Dân sự có quy định lãi suất cho vay trong nền kinh tế khôngđược vượt quá 150% lãi suất cơ bản. 

Vậy là Ngân hàng Nhà nước đã lấy luôn điều luật này để làm cơ chế điều hành lãisuất và lập tức, mặt bằng lãi suất được ổn định trở lại. 

Nhưng cũng từ đó, lợi ích của bên gửi tiền và bên cho vay đều bị ảnh hưởng vàđiều nguy hiểm là cơ chế này đã đưa Việt Nam trở về thời kỳ “trần lãi suất” màngành ngân hàng đã mất hàng chục năm để xóa bỏ.

Một năm qua, bằng nhiều cách khác nhau, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nướcphải tháo gỡ dần cơ chế trên, như cho phép cho vay thỏa thuận đối với thẻ, tiêudùng và gần đây, cho vay thỏa thuận đối với các giao dịch khác. 

Nhưng sự chờ đợi nhất từ các tổ chức tín dụng vẫn là giải quyết dứt điểm vấn đềlãi suất cơ bản ngay trong Luật Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. 

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Luật Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định: Ngân hàng Nhànước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác đểđiều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.

Nhiều tổng giám đốc nói rằng: “Luật Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định lãi suất cơbản nhưng đó chỉ là câu chuyện “đười ươi giữ ống” mà thôi”. Theo họ, việc tháogỡ “vòng kim cô” lãi suất cơ bản hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước. 

Bởi, nếu cơ quan này thiết kế được một mức lãi suất cơ bản phản ánh đúng giá vốnthị trường, hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế là ổn.

Làm thế nào để xác định lãisuất cơ bản?

Lãi suất cơ bản: “Bóng” đang ở chân Ngân hàng Nhà nước?

Có vẻ như “quả bóng” về lãi suất cơ bản đang thực sự ở trong chân của Ngân hàngNhà nước. Một vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, muốn lãi suất cơ bảnchính xác, khách quan và phù hợp với thị trường thì phải đi từ thị trường. 

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần lấy tham chiếu lãi suất ở nhiều nhóm ngân hàngthương mại khác nhau, sau đó thực hiện phép toán “bình quân gia quyền” để côngbố một mức lãi suất cơ bản. 

Còn ông Phạm Quốc Thanh, Phó tống giám đốc ABBank cho rằng, việc lấy “bình quângia quyền” qua “rổ lãi suất” của nhiều ngân hàng thương mại để định ra lãi suấtcơ bản cũng có mặt tích cực nhưng việc làm này lại có mặt hạn chế là “từ thịtrường rồi quay về định hướng cho thị trường”.
 
Ông Thanh nêu ra một sáng kiến khác: một trong những loại lãi suất được các ngânhàng thương mại coi trọng là lãi suất đấu thầu trái phiếu Chính phủ, bởi chúngmang đậm dấu ấn của thị trường. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ củanhiều kỳ hạn khác nhau (1, 3 hay 5 năm…) sau đó “chốt” lại một mức lãi suất đểlàm lãi suất chủ đạo. Và lãi suất cơ bản phải được xây dựng trên nền lãi suấtchủ đạo này. 

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển, lãi suất trái phiếu Chính phủ làmột trong những lãi suất chủ đạo trên thị trường mà nhà quản lý căn cứ vào đó đểđiều hành chính sách tiền tệ. 

Dĩ nhiên, điều này sẽ tỏ ra hiệu quả khi mà thị trường thứ cấp phát triển và làmnhư vậy sẽ còn góp phần hướng thị trường trái phiếu thứ cấp phát triển hơn -điều mà Việt Nam cần hướng tới. 

Tuy nhiên, cũng có băn khoăn rằng, có những thời điểm thị trường trái phiếuChính phủ “ế ẩm” thì Ngân hàng Nhà nước không có cơ sở tham chiếu.

“Nếu như vậy thì có thể do giá trái phiếu Chính phủ quá cao, không phản ánh đúnggiá thị trường và Chính phủ phải xem lại mức giá của mình đã phù hợp hay chưa”,ông Thanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàngcũng chia sẻ: “Nếu đưa ra một mức lãi suất cơ bản phù hợp, không chỉ tạo thuậnlợi cho thị trường mà việc chống cho vay nặng lãi cũng không đáng ngại, bởi “dưđịa” chống cho vay nặng lãi vẫn còn tới 150%”.

Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.