Giảm lãi suất, ngân hàng được và mất gì?

Điểm nhiều người quan tâm lúc này là các nhà băng liệu đã có đủ các điều kiện để giảm lãi suất, cũng như có sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và chịu những áp lực gì? Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), xoay quanh những nội dung trên. Sẽ khó khăn hơn, nhưng..

Sau cuộc họp cuối tuần qua, các ngân hàng lớn đã bắt đầu côngbố chính sách lãi suất cho vay mới.

Điểm nhiều người quan tâm lúc này là các nhà băng liệu đã có đủ các điều kiện đểgiảm lãi suất, cũng như có sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và chịu những áp lực gì?

Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngânhàng Quân đội (MB), xoay quanh những nội dung trên.

Sẽ khó khăn hơn, nhưng...

Theo đồng thuận đạt đượccuối tuần qua, MB sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới như thếnào, thưa bà?

Thực tế MB đã hạ lãi suất cho vay từ tháng 5, cho vay ngắn hạn bằng VND thấpnhất đã là 12,8%/năm đối với các doanh nghiệp tốt theo đánh giá của hệ thống xếphạng tín dụng nội bộ; với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13,5%/năm, cũng như vớicác doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với ngân hàng.

Bắt đầu từ tháng 7 này, chúng tôi tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay xuống12,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng khách hàngdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanhnghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống tốt. Các khoản vay trung dài hạncũng sẽ giảm dần.

Chủ trương của Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, Hiệp hội Ngân hàng vận động, còn thực tế các ngânhàng đã đủ điều kiện để hạ lãi suất chưa?

Như đã nói là MB đã hạ từ tháng 5. Tự thân ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh tăngtrưởng tín dụng so với đầu năm, sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệuquả nhất, bên cạnh đảm bảo điều kiện về vốn khả dụng và thanh khoản.

Tất nhiên, bên cạnh việc ủng hộ chủ trương của Chính phủ, giảm lãi suất thì ngânhàng có thể hoạt động sẽ khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh từ tín dụng có thểthấp hơn, nhưng đổi lại ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần vàkhách hàng.

Dĩ nhiên là khi giảm lãi suất như vậy thì ngân hàng cũng phải tính đến yêu cầuđảm bảo có lãi, nhưng lợi nhuận sẽ không cao, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngayvà hiện cũng ở mức cao.

Giảm lãi suất, ngân hàng được và mất gì?
Tại một phòng giao dịch của MB

Như vậy, lãi suất giảm, cácngân hàng kỳ vọng và dự kiến sẽ đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng trong thờigian tới?

Phải nói rằng tăng trưởng tín dụng không chỉ dựa vào yếu tố lãi suất, mà còn dựavào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, vào nhu cầu của thị trường,hay như sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu…

Nhữngyếu tố đó diễn biến tốt lên thì nhu cầu tín dụng trong nước tăng lên. Thực tế,có những thời điểm trước đây lãi suất ngân hàng cho vay lên tới 20%/năm nhưngcầu lớn và tín dụng vẫn tăng. Ngược lại, nếu không có cầu thì lãi suất có 12%hay 10% thì chưa hẳn tăng trưởng tín dụng đã mạnh.

Như bà nói, lãi suất giảmthì lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng. Ở đây các ngân hàng cổ phần chịu áp lực từcác cổ đông như thế nào, hay áp lực thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra?

Thực tế, nếu cổ đông theo dõi tình hình trong năm nay thì thấy ngân hàng cũngphải chịu một áp lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế mới dần hồi phục. Với chínhsách điều hành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì các ngân hàng phải đồng hành,chính vì thế các cổ đông cũng sẽ có sự ủng hộ tích cực. Còn về lợi nhuận, vớiMB, chúng tôi vẫn đảm bảo mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cũng như kế hoạchcổ tức; hiện đã hoàn thành mức lợi nhuận kế hoạch của 6 tháng đầu năm.

Năm nay, theo tôi, nếu các ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thì chắc chắnkhông chỉ dựa vào tín dụng. Vì tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến naythấp, hai tháng gần đây bắt đầu có cải thiện. Với MB thì tăng trưởng tín dụng đãđạt 16% tính từ đầu năm, dự kiến năm nay phấn đấu khoảng 30%.

Với lãi suất hiện nay và định hướng giảm trong thời gian tới thì lợi nhuận từlãi của các ngân hàng sẽ khó khăn. Nhưng khó khăn này không mới, nó đã có từcuối năm 2009 đến nay rồi. Theo đó, các ngân hàng cũng đã chủ động mở rộng cáchoạt động khác.

Tăng trưởng tín dụng ngoại tệcó thể sẽ chậm lại

Giảm lãi suất, ngân hàng được và mất gì?

Nếu loại trừ sự vận động vàđịnh hướng chính sách, trong điều kiện hiện nay theo bà đâu là mức lãi suất chovay tương đối hợp lý?

Theo tôi, mức lãi suất cho vay VND ở thời điểm này hợp lý là khoảng 13%/năm. Còntừ nay đến cuối năm, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng sẽ tiếptục hạ lãi suất xuống, cả lãi suất huy động nhưng lãi suất huy động sẽ chậm hơn.

Thực tế thời gian qua tăngtrưởng tín dụng chủ yếu là bằng ngoại tệ, trong khi bằng VND là rất thấp. Bà cóthể nói gì về điều này?

Điều này thì cũng dễ hiểu.

Sau khi dừng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VND, các doanh nghiệp hướng sangloại tín dụng có lãi suất thấp hơn. Với tỷ giá ổn định thì việc vay bằng ngoạitệ tốt hơn. Theo đó, việc dịch chuyển là điều bình thường. Đó là chưa kể đếntrường hợp doanh nghiệp đi đường vòng bằng cách vay ngoại tệ, bán ra lấy VND rồilại gửi VND vào ngân hàng với lãi suất cao hơn. Để có hiệu quả, doanh nghiệp cóthể tìm các cách để làm như vậy.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách kịp thời về hạn chếtín dụng bằng ngoại tệ ở những danh mục cụ thể, và các ngân hàng chấp hành. Theođó tăng trưởng tín dụng thời gian tới có thể sẽ chậm lại.

Lãi suất cho vay giảm vàđịnh hướng tiếp tục giảm. Theo đó, lãi suất huy động cũng sẽ điều chỉnh để cânđối. Vậy bà nói gì về lợi ích của người gửi tiền?

Với lạm phát hiện nay, theo tôi mức lãi suất huy động khoảng 10%/năm thì lợi íchcủa người gửi tiền vẫn đảm bảo.

Theo Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.