Thị trường lãi suất: Vẫn trong thế bí

Người ta những tưởng các ngân hàng thương mại bắt đầu bước vào cuộc đua hạ lãi suất. Nhưng có lẽ đó chỉ là cảm giác được mang lại từ những tuyên bố rầm rộ của các ngân hàng. Còn thực tế, một cách âm thầm, các ngân hàng thực sự bước vào một cuộc đua khác: tăng lãi suất huy động

Chưa đầy một tháng sau khi cam kết đồng thuận loại bỏ khuyến mãi và thống nhấtlãi suất huy động vốn, nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng cổ phần đã phá ràobơm khuyến mãi cho khách hàng. Theo các chuyên gia tài chính, nếu các cuộc đualãi suất cứ tiếp diễn, các ngân hàng sẽ tự đưa mình vào thế khó.

Thị trường lãi suất: Vẫn trong thế bí
Người ta những tưởng các ngân hàng thương mại bắt đầu bước vào cuộc đua hạlãi suất. Nhưng có lẽ đó chỉ là cảm giác được mang lại từ những tuyên bố rầmrộ của các ngân hàng. Còn thực tế, một cách âm thầm, các ngân hàng thực sựbước vào một cuộc đua khác: tăng lãi suất huy động. Nhiều ngân hàng thươngmại đã đẩy mức lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn với mức phổ biến 11,7%/nămkèm theo những khuyến mãi hấp dẫn.

Mong manh hạ nhiệt lãi suất

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển: Lãi suất huy động vốn tăngcao có thể bởi tập hợp các yếu tố. Thứ nhất, lo ngại lạm phát cao và xu hướngtăng lên nên người gửi tiền đòi hỏi lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát kỳvọng. Thứ hai, lượng tiền nhàn rỗi trong dân không còn dồi dào nên giá của nó,tức lãi suất, phải tăng cao. Thứ ba, nhu cầu vốn vay tăng mạnh nên kéo theo lãisuất huy động tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, nếu không tăng lãi suất huy động, tiền gửi củangân hàng sẽ bị giảm nhiều hơn vì thời gian vừa qua khi lãi suất chưa tăng, tiềngửi của dân cư lẫn các DN đều giảm. Có ngân hàng còn cho rằng, quyết định tănglãi suất, ngoài diễn biến của thị trường, ngân hàng phải căn cứ vào cung cầu vốncủa bản thân họ. Với thực tế này, hi vọng lãi suất cho vay sớm hạ nhiệt càng trởnên mong manh.

Thị trường lãi suất: Vẫn trong thế bí
Các ngân hàng tăng lãi suất huy động để chuẩn bị nguồn vốn đón đầu nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DN trong quý 3

Bà Dương Thu Hương - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, các ngân hàng tănglãi suất huy động để chuẩn bị nguồn vốn đón đầu nhu cầu cần vốn cho sản xuấtkinh doanh của các DN trong quý 3. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng hiệnnay sẽ quyết liệt hơn.

Cách nào giảm lãi suất ?

Các chuyên gia tài chính thì nhận định rằng nếu các cuộc đua lãi suất cứ tiếpdiễn, các ngân hàng sẽ tự đưa mình vào thế khó. Điều đó cũng đồng nghĩa là việcgiảm lãi suất huy động và cho vay sẽ rất khó. Nhiều chuyên gia cho rằng, muốngiảm lãi suất, phải thực hiện nhiều biện pháp, không chỉ là trông chờ vào vốnliên ngân hàng, tái cấp vốn giá rẻ từ NHNN.

NHNN kỳ vọng giảm lãi suất bằng cáchkiểm tra ngay những ngân hàng thương mại nào có lãi suất huy động vượt quá 12%.Thế nhưng, việc kêu gọi theo kiểu mệnh lệnh hành chính sẽ rất khó thực hiện,trong khi giảm lãi suất lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển giải thích rằng, để giảm lãi suất, một mặt,phải nới lỏng chính sách tiền tệ, thông qua việc tung tiền ra cho các ngân hàngthương mại cho vay lại nền kinh tế. Lãi suất giảm bao nhiêu là do liều lượng nớilỏng quyết định. Nhưng chính điều này lại làm tăng áp lực lạm phát và lạm phátkỳ vọng. Kết cục là lãi suất sẽ buộc phải tăng lại trong tương lai ngắn sau đó.Đây là mâu thuẫn, nên chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và khôngđược lạm dụng.

Vì vậy, dù có muốn cung ứng một lượng tiền lớn hơn thế nữa chocác ngân hàng thương mại, NHNN cũng phải dè chừng nguy cơ lạm phát đang đuổi saulưng. Sử dụng cùng một lúc thị trường mở, và tăng cường cho vay tới từng ngânhàng- lựa chọn của NHNN vào thời điểm này- có lẽ là phù hợp. Còn nói như mộtchuyên gia kinh tế khác, nếu quả thật mức lãi suất cho vay cao hiện nay không cóDN nào có thể chịu đựng được thì tất yếu nó phải giảm mà không cần có sự canthiệp mạnh tay của NHNN.

Đồng tình với các quan điểm trên, TS Lê Thẩm Dương - Trường Đại học Ngânhàng cho rằng muốn giảm lãi suất, xét ở một phương diện khác, phải tăng hiệuquả đầu tư trong nền kinh tế, sao cho cùng một lượng vốn tạo ra nhiều sảnphẩm và dịch vụ hơn, tức là bảo đảm tốt hơn cân đối tiền và hàng. Nhưng điềunày chỉ có thể thực hiện được trong dài hạn, nên rốt cuộc, câu chuyện lạiquay về với những điều ở tầm vĩ mô hơn như mô hình phát triển, chiến lượcphát triển, cơ chế kinh tế...

Theo Hải Ngọc
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.