Làm sao hóa giải bất cập lãi suất giữa hai thị trường tiền tệ?

Quan sát số liệu về tổng doanh số giao dịch và lãi suất thị trường liên ngân hàng trong 4 tuần gần đây: tuần 1 (145 – 205), tuần 2 (215 – 275), tuần 3 (285 36) và tuần 4 (46 106) cho thấy có khá nhiều vấn đề đáng lưu ý. Nguội lạnh liên ngân hàng Đầu tiên, xét về doanh số giao dịch. Nếu ở tuần 1, tổng doanh số giao dịch xấp xỉ 83.758 tỷ đồng thì tuần 2 nhích lên 98

Ròng rã gần một tháng nay,trong khi lãi suất ngắn hạn VND trên thị trường 1 luôn tìm mọi cách phá vỡ sự ổnđịnh mà chúng ta mong muốn ở mức “vào 10, ra 12” thì lãi suất thị trường 2 tiếptục giảm. Có điều gì bất thường ở đây?

Quan sát số liệu về tổng doanh số giao dịch và lãi suất thị trường liên ngânhàng trong 4 tuần gần đây: tuần 1 (14/5 – 20/5), tuần 2 (21/5 – 27/5), tuần 3(28/5 - 3/6) và tuần 4 (4/6 - 10/6) cho thấy có khá nhiều vấn đề đáng lưu ý.

Nguội lạnh liên ngân hàng

Đầu tiên, xét về doanh số giao dịch. Nếu ở tuần 1, tổng doanh số giao dịch xấpxỉ 83.758 tỷ đồng thì tuần 2 nhích lên 98.642 tỷ VND nhưng đến tuần 3, con sốnày giảm xuống ở mức 86.021 tỷ VND và tuần vừa rồi giảm còn 83.720 tỷ VND.

Còn ở lãi suất, ở tuần 1, lãi suất kỳ hạn qua đêm bình quân ở mức 7,09%/năm,giảm 0,05%/năm so với tuần trước đó; lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến1 tháng đều ở mức dưới 9,51%/năm và đặc biệt, mặc dù lãi suất kỳ hạn 3, 6 và 12tháng có nhích cao một chút (từ 11,19%/năm đến 11,43%/năm) nhưng doanh số củacác kỳ hạn này chiếm tỷ trọng rất thấp, ở mức 2,3%% doanh số toàn hệ thống.

Sang tuần 2, ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ (0,48%/năm)thì hầu hết các kỳ hạn đều giảm so với tuần 1, mức giảm từ 0,01đến 1,55%/năm vàcác kỳ hạn dài đều giảm nhiều hơn so với kỳ hạn ngắn.

Ở tuần 3, lãi suất có xu hướng tăng nhẹ một chút nhưng ở kỳ hạn qua đêm thì vẫngiảm (từ 6,80% xuống còn 6,52%/năm).

Còn tuần vừa qua, “không khí” lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa có gì khởi sắckhi cả doanh số giao dịch và lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Lãi suất các kỳhạn dưới 6 tháng và không kỳ hạn đều giảm nhẹ trong khi lãi suất qua đêm giữnguyên như tuần trước ở mức 6,52%/năm.

Ngược lại với lãi suất liên ngân hàng, lãi suất thị trường ngắn hạn vẫn gầm ghènhích lên như những đợt sóng ngầm âm thầm. Mức căng của chúng ở tuần 1 là 14%/năm- 14,5/năm kéo dài đến tuần 2, tuần 3 và đến nay vẫn như vậy; trong khi đầu vàoluôn kịch trần 11,5%/năm. Kèm theo đó, có vẻ các ngân hàng đã thực hiện huy độngđính kèm tặng thưởng, khuyến mãi không “khua chiêng gõ mõ” như trước.

Ở một bình diện khác, trong khi lãi suất giữa hai thị trường nói trên đang diễnbiến trái chiều thì ngày 11/6/2010, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàngcùng hàng chục lãnh đạo ngân hàng thương mại nhóm họp, thể hiện sự kiên trì vớiđịnh hướng “vào 10, ra 12”, quyết tâm thực hiện Nghị quyết 18/NQ - CP ngày6/4/2010 cũng như Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ.

Làm sao hóa giải bất cập lãi suất giữa hai thị trường tiền tệ?
Có vẻ các ngân hàng đã thực hiện huy động đính kèm tặng thưởng, khuyến mãi không “khua chiêng gõ mõ” như trước (Ảnh: Reuters)

Hóa giải bằng cách nào?

Khi nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bộ phận giao dịch vốn trên thịtrường liên ngân hàng của BIDV cho rằng, có 3 yếu tố.

Thứ nhất, khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước công khai chính sách ổn định mặtbằng lãi suất thông qua việc hỗ trợ lãi suất ngân hàng, cung vốn qua thị trườngmở... thì các ngân hàng thương mại đã nhận được tín hiệu điều hành ổn định từNgân hàng Nhà nước và họ không còn cảm thấy lo lắng về thanh khoản trong tươnglai. Kèm theo đó, tín dụng hiện vẫn tăng trưởng chậm do lãi suất huy động còncao, nên doanh nghiệp chưa mặn mà vay.

Thứ hai, trong cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng thương mại thì huy độngngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn, mà các ngân hàng thương mại vẫn bị khống chế tỷlệ sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 

Vì thế, khi lượng vốn ngắn hạn vào ngân hàng, họ không thể cho vay trên liênngân hàng, cũng không thể cho vay các dự án đầu tư trung - dài hạn quá mức khốngchế của Ngân hàng Nhà nước (30%) nên vốn khả dụng của họ trong tình trạng dồidào.

Thứ ba, vấn đề khống chế các ngân hàng thương mại về tỷ lệ huy động vốn trên thịtrường 2 không được lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường 1 cùng với việc hạnchế “chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn” đã tạo ra vòng luẩn quẩn. 

Luẩn quẩn ở chỗ muốn huy động nhiều hơn trên thị trường 2 hoặc hợp thức hóa tỷlệ vay trên thị trường 2 quá lớn trước đó thì phải mở rộng quy mô huy động thịtrường 1. Trường hợp quy mô thị trường 1 chưa mở rộng thì lập tức cầu thị trường2 giảm trong khi cung thị trường 2 tăng, và lãi suất giảm là đương nhiên.

Như vậy, có thể thấy thêm một điều khá bất bình thường là lãi suất tăng chưa hẳnđã phản ánh sự thiếu thanh khoản mà chính là do cầu thị trường 2 giảm cộng vớinhu cầu mở rộng quy mô huy động thị trường 1 tăng như nói trên.

Một yếu tố khác, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc KienlongBank cho rằng, kỳvọng tăng lãi suất của người dân vẫn khá lớn trong khi nguồn tiền giải ngân chobất động sản thu hút một lượng lớn, chia sẻ lượng tiền gửi vào ngân hàng, nêncũng góp phần làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại không muốn“vào 10, ra 12”.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng, làm thế nào để đưa lãi suất thị trường 2 trởvề bình thường, giảm thiểu tình trạng “nâng lãi suất vì sợ mất khách” đang làvấn đề khá nóng hổi. 

Một số ngân hàng thương mại thực hiện điều chỉnh cơ cấu lãi suất theo hướng nânglãi suất trung dài hạn, giảm lãi suất ngắn hạn để khách hàng chuyển kỳ hạn ngắnsang dài nhưng điều này không đơn giản vì chúng liên quan nhiều đến việc thayđổi cơ cấu tài sản và cách quản lý tài sản nợ, tài sản có của các ngân hàng.

Ông này cho rằng, việc tháo gỡ bất cập này hoàn toàn phụ thuộc vào việc lựa chọnmục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. Nếu chọn tăng trưởng thì Ngân hàng Nhà nướcphải xử lý một số khống chế như “huy động thị trường 2 lớn hơn 20% so với thịtrường 1”, “sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn” để ngân hàng thươngmại rộng cửa cho vay.

Còn nếu vì ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tại thời điểm này, thì phảichăng Ngân hàng Nhà nước đang lo quá xa?

Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.