Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự trữ ngoại tệ ở mức an toàn

Tại hội nghị lần này, nợ công, cán cân thanh toán, thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại tệ... là những vấn đề được các nhà tài trợ đặt ra trong chương trình nghị sự. Như đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo của mình đã nhận xét: “Sự phục hồi đã được duy trì nhưng các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn còn mong manh”.

Phát biểu tại Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN diễn ra tạiKiên Giang ngày 9-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mức dự trữ ngoại tệ cảnăm 2010 có thể đạt 12 tuần nhập khẩu, mức an toàn; lạm phát cũng được kiềm chếở mức 8%...

Tại hội nghị lần này, nợ công, cán cân thanh toán, thâm hụt thương mại, thâm hụtngân sách, dự trữ ngoại tệ... là những vấn đề được các nhà tài trợ đặt ra trongchương trình nghị sự. Như đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo củamình đã nhận xét: “Sự phục hồi đã được duy trì nhưng các điều kiện kinh tế vĩ môvẫn còn mong manh”.

Thận trọng với nợ quốc gia

Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp IMF tại VN, nhận xét: “Cácđiều kiện thuận lợi hiện nay vẫn còn mong manh và niềm tin sự ổn định kinh tế vĩmô gần đây vẫn còn yếu”.

Theo IMF, thách thức chính là củng cố những thành tựu mới đạt được gần đây trongổn định kinh tế vĩ mô. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ ổn định và thôngtin rõ ràng của Ngân hàng Nhà nước rằng các điều kiện tiền tệ sẽ không được nớilỏng hơn nữa cho đến khi lạm phát đi vào quỹ đạo giảm.

IMF dự báo dự trữ ngoại tệ của VN đã tăng lên và tương đương với bảy tuần nhậpkhẩu, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận đã là chín tuần nhập khẩu và chorằng cả năm có thể đạt 12 tuần nhập khẩu, mức an toàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự trữ ngoại tệ ở mức an toàn
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa trả lời phỏng vấn báo chí tại hội nghị (Ảnh: T.Thái)

Ông Ayumi Konishi, giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại VN, và ôngBenedict Bingham đều cho rằng nợ của VN không phải là vấn đề lo lắng. Đại sứNhật Bản Mitsuo Sakaba cho rằng nợ của VN chủ yếu từ nước ngoài nên phải thậntrọng. Nhưng ông Sakaba cũng nhận xét: “Nợ của VN chiếm gần 42% GDP là cao nhưngcũng chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Như trường hợp của Nhật Bản nợ đến gần100%, nhưng nợ nội địa chiếm đến 98%...”.

Rất nhiều ý kiến đòi hỏi VN phải tăng cường cung cấp thông tin trên những lĩnhvực như cán cân thanh toán, kiểm soát sức khỏe ngân hàng, thu chi ngân sách...Ông Ayumi Konishi cho rằng rất nhiều lĩnh vực VN đã làm tốt nhưng lại thiếu kênhcung cấp thông tin nên những nhà đầu tư nước ngoài không hiểu tình hình. “Rấtkhó để phân tích vì nhiều khi chúng tôi chỉ có thể đoán mò!” - ông Ayumi Konishinói.

Không có lý do để phá giá tiền đồng

"Các nhà tài trợ quan tâm đến việc kiểm soát giá có bị áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính không. Tôi xin khẳng định VN đã hội nhập nên mọi giải pháp kiểm soát giá đều phù hợp với thông lệ quốc tế, không vi phạm cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB), cũng chorằng Chính phủ VN cần minh bạch thông tin các khoản cho vay, tỉ giá, gói kíchthích kinh tế vừa qua... Việc cung cấp thông tin chưa công bằng đối với khu vựcdoanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được đại diện Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) lưu ýbởi khu vực doanh nghiệp này luôn gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, tài chính...

Ông Nguyễn Văn Bình - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho rằng một số thôngtin về các chỉ số kinh tế, tài chính cơ bản đã được công khai thông qua các kênhnhư Internet, báo cáo cho IMF cũng như những buổi họp báo của Chính phủ... Khẳngđịnh với các nhà tài trợ quốc tế, ông Bình cho hay lạm phát hoàn toàn có thểkiểm soát ở mức 7-8%, lãi suất sẽ giảm để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn...

“Năm 2009 đã có những lo ngại về nợ xấu nhưng nay đã được kiểm soát tốt, dướimức 2,5% tổng dư nợ tín dụng là một tỉ lệ an toàn!”. Ông Bình cũng khẳng địnhđến giờ này không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền. Thứ trưởng Bộ Kếhoạch - đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng mức thâm hụt thương mại đã được thu hẹp vềmức an toàn.

Nợ chính phủ gần 40 tỉ USD

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ quốc gia (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp VN) tính đến 31-12-2009 khoảng 38,9% GDP (khoảng 36,5 tỉ USD - PV). Nợ chính phủ (gồm cả nợ nước ngoài và trong nước) chiếm 41,9% GDP (gần 40 tỉ USD).

Theo Bộ Tài chính, nợ chính phủ ở trong nước chiếm 41,2%, nợ nước ngoài chiếm 58,8%. Trong nợ nước ngoài, 86,5% là các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất rất ưu đãi, thời gian ân hạn lớn (vay của WB có thời hạn 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất 0,75%/năm; vay của ADB có thời hạn 30 năm, trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; khoản vay của Chính phủ Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1-2%/năm). Như vậy, theo Bộ Tài chính, cơ cấu nợ hiện tại là hợp lý, khá ổn định và tương đối bền vững.

C.V.Kình

Theo Lê Nguyên Minh - Tấn Thái
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.