IMF: Việt Nam cần một chính sách tiền tệ ổn định

Đó là phát biểu của đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Benedict Bingham tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ, khai mạc ngày 96 tại Kiên Giang. Cũng như các lần hội nghị trước, IMF được “phân vai” để nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, cũng như đưa ra thảo luận một số vấn đề được các nhà tài trợ quan tâm

“Tính không chắc chắn gần đâyvề triển vọng ngắn hạn phần nhiều bắt nguồn từ tín hiệu lẫn lộn trong chỉ đạochính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong giai đoạn trước mắt”.

Đó là phát biểu của đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)Benedict Bingham tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ, khai mạcngày 9/6 tại Kiên Giang.

Cũng như các lần hội nghị trước, IMF được “phân vai” để nhận định về tình hìnhkinh tế vĩ mô Việt Nam, cũng như đưa ra thảo luận một số vấn đề được các nhà tàitrợ quan tâm. Tại hội nghị lần này, bài phát biểu của ông Benedict tập trung vàotriển vọng ngắn hạn của Việt Nam từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, và nhữngthách thức dài hạn để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.

Niềm tin còn yếu

Theo đại diện của IMF, những mất cân bằng kinh tế vĩ mô có khả năng tạo ra rủiro đối với phục hồi kinh tế Việt Nam đã xuất hiện từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên,việc Chính phủ nhanh chóng chuyển từ chính sách kích thích tăng trưởng sang ổnđịnh vĩ mô đã khiến kinh tế ổn định hơn. 

Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn với việc dừng chương trình cho vay hỗ trợ lãisuất đã kiềm chế tăng trưởng tín dụng, chính sách tài khóa cũng được thắt chặthơn, thâm hụt thương mại đã được thu hẹp trong quý đầu năm 2010. 

Tăng trưởng GDP được duy trì ở mức 5,83% trong quý đầu tiên. Trong khi đó, tốcđộ tăng lạm phát cũng đã chậm lại trong thời gian gần đây, với CPI bình quân nămgiảm xuống còn khoảng 9,0 % trong tháng 5, cho thấy sự ổn định hơn của kinh tếvĩ mô. 

Niềm tin vào tiền đồng đã được củng cố nhờ những xu hướng thuận lợi này. VND đãlên giá trở lại và tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã nằm trong biên độ củatỷ giá chính thức. Dự trữ ngoại hối, vốn đã từng chịu áp lực, tính đến thời điểmnày của quý 2 đã tăng thêm khoảng 1 tỷ USD và bằng khoảng 7 tuần nhập khẩu, theoIMF.

Cũng theo vị đại diện IMF, nếu những điều kiện thuận lợi kể trên tiếp tục đượcduy trì, mục tiêu của Chính phủ trong năm 2010 sẽ nằm trong tầm tay. “Chúng tôidự báo tăng trưởng GDP thực sẽ là 6,5% cùng với sự phục hồi của đầu tư tư nhân,tiêu dùng và tăng trưởng xuất khẩu ngoài dầu mỏ”, ông này dự báo. 

Theo tính toán của IMF, lạm phát năm nay sẽ tăng trên mức mục tiêu 8% của Chínhphủ. Với điều kiện giá thực phẩm và nhiên liệu ổn định, lạm phát có thể đạt mứccao nhất là khoảng 10% trong năm nay. 

IMF: Việt Nam cần một chính sách tiền tệ ổn định
Theo tính toán của IMF, lạm phát năm nay sẽ tăng trên mức mục tiêu 8% của Chính phủ (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, cán cân thanh toán trong năm 2010 sẽ cân bằng hơn. Xuất khẩu sẽphục hồi cùng với triển vọng sáng sủa hơn của nền kinh tế toàn cầu. Thâm hụt cáncân vãng lai (trừ vàng) được dự báo sẽ thu hẹp xuống 9,9% GDP, từ mức 10,4%trong năm 2009, và sẽ được tài trợ phần lớn bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài vàcác luồng vốn chính thức. 

“Triển vọng về các luồng vốn ngắn hạn không chắc chắn lắm, nhưng nếu niềm tinvào tiền đồng được duy trì thì áp lực lên mất giá tiền đồng trong năm 2009 cũngsẽ được giảm bớt, cho phép tăng dự trữ ở mức khiêm tốn trong năm 2010”, ôngBenedict nói.

Tuy nhiên, IMF cũng cho rằng các điều kiện thuận lợi hiện nay vẫn còn mong manhvà niềm tin vào sự ổn định kinh tế vĩ mô vẫn còn yếu. Vì vậy, rủi ro chính đốivới triển vọng ngắn hạn là các chính sách nới lỏng quá sớm có thể sẽ dẫn đếnnhững xáo trộn trong thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ liên ngân hàngvào cuối năm nay. 

Cần xếp thứ tự ưu tiên vớiđầu tư công

Việc củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô vừa đạt được, theo IMF, đòi hỏi một chínhsách tiền tệ ổn định và truyền thông rõ ràng của Ngân hàng Nhà nước, rằng cácđiều kiện tiền tệ sẽ không được nới lỏng hơn nữa cho đến khi lạm phát đi vào quỹđạo giảm, niềm tin vào tiền đồng được thiết lập vững chắc, và dự trữ ngoại hốităng tới mức thuận lợi hơn. 

“Chính sách tiền tệ cần tái liên kết các lãi suất để giảm độ dốc của đường conglãi suất, cũng như lãi suất cần linh hoạt hơn vì nó sẽ mang lại sự ổn định cầnthiết và tính có thể dự đoán được trong điều hành chính sách tiền tệ ở ViệtNam”, ông Bennedict gợi ý.

Tương tự, chính sách tài khóa cũng cần hỗ trợ cho việc củng cố ổn định kinh tếvĩ mô. Trong bối cảnh diễn biến ngân sách năm 2010 còn chưa thật rõ, thâm hụtngân sách tổng thể năm 2009 đã tương đối lớn, theo định nghĩa của IMF (bao gồmchi ngoài ngân sách, cho vay lại và hỗ trợ lãi suất kích cầu, nhưng không baogồm các hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển), tăng đến 9% GDP trong năm2009. 

IMF cũng đánh giá cao mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay của ViệtNam, xuống khoảng 6% GDP (theo định nghĩa của IMF là 7,6%), tuy nhiên, cơ quannày vẫn hoài nghi về kế hoạch giảm chi đầu tư phát triển 2010 khoảng 4% GDP. 

“Trong môi trường toàn cầu hiện nay, sự không chắc chắn của vị thế tài khóa làkhông nên và chúng tôi khuyến nghị Chính phủ cam kết bám sát kế hoạch chi ngânsách năm 2010 để bảo đảm chính sách tài khóa được bền vững”, ông Benedict nói.

Cũng theo IMF, việc bảo vệ hệ thống tài chính vẫn còn quan trọng đối với sự ổnđịnh trong tương lai của nền kinh tế, trở thành một thách thức ngày càng lớntrong bối cảnh hệ thống ngân hàng phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.Trong 5 năm qua, tín dụng khu vực tư nhân đã tăng gấp đôi, lên đến 120% của GDPvà tăng thực 150%. Cho nên, việc nâng cấp các khuôn khổ giám sát và pháp lý lạicàng thêm cấp thiết.

IMF cũng khuyến nghị nên ưu tiên phát triển các chỉ số về lành mạnh tài chính đểxác định rủi ro và đưa lên chuẩn quốc tế các quy định về ngân hàng, đặc biệt làliên quan đến việc xếp hạng và dự phòng rủi ro. Ngoài ra, cũng cần phải nâng caotiêu chuẩn an toàn vốn hơn nữa để đảm bảo ngân hàng có đủ vốn quản lý các rủi rotrên bảng cân đối tài sản.

Đối với các kiến trúc thể chế, IMF hy vọng Luật Ngân hàng Nhà nước có thể chophép cơ quan này có thẩm quyền hoạt động lớn hơn để thực hiện chính sách tiền tệmột cách hiệu quả và lường trước được, cũng như các cải cách để hiện đại hóaquản lý ngân sách nên được đưa vào Luật Ngân sách mới. 

Liên quan đến tài trợ cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam, IMF cho rằng, Việt Namđang đứng trước thách thức cấp vốn cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng mà vẫn đảmbảo tính bền vững của tài khóa. Theo IMF, để vượt qua thách thức này, Việt Namcần phải xếp thứ tự ưu tiên một cách có kỷ luật các dự án đầu tư công và đẩymạnh thêm các nỗ lực đang được thực hiện để huy động nguồn thu ngân sách vànguồn hỗ trợ phát triển ưu đãi. 

Ngoài ra, tái tăng cường chương trình cổ phần hoá để chuyển các nguồn lực nhànước sang sử dụng có năng suất cao hơn, đồng thời việc khai thác các liên kếtkhu vực công và đối tác tư nhân (PPP) ở những nơi có thể giảm gánh nặng nợ côngcũng có vai trò quan trọng. 

“Kịch bản cơ sở của chúng tôi là nợ của Việt Nam sẽ được duy trì ở mức bền vững,nhưng việc này phụ thuộc vào việc Việt Nam có giữ được mức tăng trưởng tương đốicao và giảm thâm hụt ngân sách của mình xuống mức thận trọng mà Việt Nam đã cótrước khủng hoảng tài chính toàn cầu”, ông Benedict nói.

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.