Đua nhau đòi phát hành trái phiếu quốc tế

Sau khi 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ kỳ hạn 10 năm (đáo hạn vào ngày 2912020) với lãi suất danh nghĩa 6,75%năm, lợi tức phát hành 6,95%, được phát hành thành công trên thị trường quốc tế vào hồi cuối tháng 1 vừa qua, phần lớn trong số này đã được cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vay để đầu tư cho dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Nhiều tập đoàn nhà nước lớn đang xin phép Chính phủ được phát hành tráiphiếu quốc tế có giá trị tổng cộng lên tới cả tỷ đô la để cân đối vốn chocác dự án đầu tư của họ.

Sau khi 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ kỳ hạn 10 năm (đáo hạn vàongày 29/1/2020) với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm, lợi tức phát hành 6,95%, đượcphát hành thành công trên thị trường quốc tế vào hồi cuối tháng 1 vừa qua, phầnlớn trong số này đã được cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vay để đầu tư chodự án nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tuy nhiên, có vẻ như PVN vẫn chưa hết “khát” vốn khi tập đoàn này lên kế hoạchphát hành thêm ít nhất 5.000 tỷ đồng (có thể lên tới 500 triệu - 1 tỷ USD) tráiphiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong nămnay.

Chỉ điểm qua vài dự ánlớn đang được triển khai như nhà máy điện Nhơn Trạch II (750 MW), Thái Bình 2,Long Phú 1 (1.200 MW), nhà máy sơ xợi Đình Vũ (300 triệu USD), dự án đường ốngdẫn khí lô B - Ô Môn (800 triệu USD), khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (trên 6tỷ USD) v.v… thì cho dù PVN chỉ phải góp hơn 20% cổ phần ở một số dự án lớn nhưLô B - Ô Môn hay khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thì nhu cầu vốn đầu tư củaPVN cũng đã là không nhỏ.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó tổng giám đốc PVN, vào cuối năm ngoái đã cho hay,kênh phát hành trái phiếu quốc tế sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả giúp tập đoànông thu xếp tài chính cho hàng loạt dự án đang triển khai. Theo tính toán củaông Dũng, nhu cầu vốn chỉ trong năm 2010 của PVN đã lên tới 4 tỷ USD.

Không chỉ“gã nhà giàu” PVN muốn phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn cho các dựán của mình mà cả 2 doanh nghiệp lớn khác trong lĩnh vực công nghiệp là Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)cũng có nhu cầu tương tự.

Đua nhau đòi phát hành trái phiếu quốc tế

Hơn 2 tháng trước, EVN đã đề nghị Chính phủ cho vay khoảng 500 triệu USD từnguồn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo vốn cho các côngtrình nguồn điện và lưới điện. Trước đó, tập đoàn này cũng đã có kế hoạch pháthành 5.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp năm 2010 tại thị trường trong nước đểthu xếp vốn cho các dự án lưới điện và nguồn điện đang triển khai.

Thế nhưng,con số 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp mà EVN phát hành được trong đợt 1của năm nay được lãnh đạo EVN cho là “chỉ đủ bù đắp cho các khoản tạm ứng trướcvào năm ngoái cho các dự án đang đầu tư”.

Ông Mai Quốc Hội - Kế toán trưởng EVN cho biết, năm nay EVN dự kiến thu về từkhấu hao khoảng 5.000 tỷ đồng và từ cổ phần hóa thêm khoảng 1.000 tỷ đồng nữa.Nhưng khoản thu này được xem là “chỉ đủ trả số nợ vay khoảng 6.000 tỷ đồng đãđến hạn trả nợ trong năm nay”.

Vì vậy, ngoài kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồngtrái phiếu doanh nghiệp nói trên (năm ngoái EVN cũng đã phát hành 4.000 tỷ đồngtrái phiếu doanh nghiệp), EVN cũng đang kỳ vọng có thêm nguồn vốn từ trái phiếuquốc tế của Chính phủ. “Có những dự án quy mô tới hơn 1 tỷ USD, dù phần vốn đốiứng phía Việt Nam chỉ là 15% thì con số tuyệt đối cũng đã rất lớn, lên tới 150triệu USD, nên thu xếp cũng vất vả”, ông Hội thừa nhận.

Còn đối với TKV, ông Nguyễn Văn Hải - Phó tổng giám đốc cho hay, TKV muốn đượcphát hành khoảng 300 - 500 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốctế trong năm nay để lấy vốn cho các dự án than, bauxit, điện. “TKVchưa bao giờ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế mà mới chỉ phát hành3.000 tỷ đồng trái phiếu tại thị trường trong nước vào năm 2007 và năm 2009 vớilãi suất tương ứng là 9,5% và 10,4%” - ôngHải cho biết. Theo ông, mỗi năm TKV có nhu cầu vốn tới 1 tỷ USD.

Để thu xếp vốn, TKV đã tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau như vay thương mại, tíndụng xuất khẩu, tín dụng có bảo lãnh của Chính phủ. Mới đây nhất tập đoàn này đãdành được một khoản vay trị giá 150 triệu USD cho các dự án phát triển ngànhthan thuộc chương trình tài trợ năng lượng và tài nguyên của Ngân hàng Hợp tácQuốc tế Nhật Bản (JBIC) có lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại thông thường vàthời hạn vay là 5 năm.

Đổi lại, TKV phải đảm bảo nguồn than xuất khẩu ổn định cho thị trường Nhật Bản,mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn than cục 5 và than cám 1 (loại có nhiệt lượng caodùng cho sản xuất thép).Bên cạnh đó, TKV cũng đã đạt được thỏa thuận vay vốn vớitrị giá 200 triệu USD, đồng tài trợ bởi 7 tổ chức tín dụng nước ngoài (do CreditSuisse là đầu mối), cho các dự án của mình.

Lãnh đạo TKV cho hay, hiện chỉ nhucầu vốn để phát triển các dự án khai thác than trong năm 2010 và các năm sauthôi cũng đã rất lớn, bởi suất đầu tư khai thác mỏ hiện nằm trong khoảng 125 -150 USD/tấn công suất. Vì vậy, khoản vay trên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tổngnhu vốn đầu tư của tập đoàn này.

Theo Diệu Xuân
Doanh nhân
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.