Đại sứ Nhật: Tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn

Trước thềm Hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cho rằng tỉ lệ nợ công của Việt Namvẫn ở mức an toàn. "Nếu Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP từ 7-8% thì gánh nợkia không có gì đáng lo ngại".

Trước thềm Hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), phóng viênTTXVN đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba.

Lý giải vì sao tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, theo Đại sứ Nhật,là bởi tỉ lệ nợ quốc gia của Nhật - một trong những nước tài trợ lớn nhất choViệt Nam - là gần 80% GDP trong khi Việt Nam thấp hơn nhiều.

Theo Đại sứ, độ an toàn của tỉ lệ nợ công còn phụ thuộc vào mức độ phát triểnkinh tế, GDP trong tương lai của mỗi quốc gia. Nếu Việt Nam duy trì mức tăngtrưởng GDP từ 7-8% thì gánh nợ kia không có gì đáng lo ngại.

Cũng theo Đại sứ, trong kế hoạch phát triển 10 năm tới, để có nguồn thu cao,Việt Nam cần cải tiến hệ thống thuế và các cơ cấu tài chính tiền tệ trong nướcđể đảm bảo tăng thu cho Chính phủ (nhập siêu sẽ ảnh hưởng đến dự trữ chính phủvà khả năng trả nợ cũng sẽ giảm).

Đại sứ cho biết thêm: "Tại Hội nghị CG sắp tới, chúng tôi cũng sẽ đưa ra bàn xemViệt Nam nên làm thế nào để cải cách kinh tế hữu hiệu hơn, nhất là cải cách quảnlý doanh nghiệp nhà nước bởi Việt Nam có một cơ cấu lớn dành cho các doanhnghiệp quốc doanh; cần phải cải cách để doanh nghiệp nhà nước mang lại nhiềunguồn thu hơn, đóng thuế nhiều hơn, mang lại ích lợi kinh tế lớn hơn".

Đại sứ Nhật: Tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba

Liên quan đến đự án xây đườngsắt cao tốc tại Việt Nam theo môhình tàu Shinkansen của Nhật Bản, Đại sứ cho biết Nhật Bản đã tiến hành khảo sáthệ thống giao thông vận tải của Việt Nam và các chuyên gia nhận thấy có mối liênhệ chặt chẽ giữa hệ thống đường sắt cao tốc với sự phát triển kinh tế. Tuyếnđường sắt này sẽ giúp phát triển các đô thị và tăng lợi ích kinh tế dọc tuyếnđường sắt từ Hà Nội đến TP.HCM.

Theo các chuyên gia, sẽ không nhiều hành khách chọn tuyến đường sắt cao tốc nàyđể đi chặng Hà Nội - TP.HCM hoặc ngược lại, bởi thời gian sẽ mất khoảng 6 giờtrong khi đường hàng không chỉ chưa đầy 2 giờ. Như vậy, hành khách tiềm năng chotuyến đường cao tốc này là những người đi chặng ngắn như: Hà Nội - Vinh, Vinh -Huế, Vinh - Đà Nẵng...

Vì vậy, các chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh đến mối liên hệ về lợi ích kinh tếgiữa sự phát triển của các đô thị dọc tuyến đường sắt và việc xây dựng tuyếnđường sắt. Theo đó, báo cáo kết luận, tuyến đường sắt sẽ có ích lợi vào khoảngnăm 2030-2035 khi Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng đã phát triển ở một tầm nhất định.Dân số đông hơn, mức sống cao hơn và sẽ có nhiều hành khách chọn lựa sử dụng tàucao tốc hơn.

Đại sứ cho rằng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ là một lựa chọn giao thông vô cùngtiện lợi khi di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác với khoảng thời gianngắn. Đây sẽ là phương tiện giao thông quan trọng trong tương lai. Trên cơ sởnhững kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Bộ trưởng Giao thông NhậtBản, ông Seiji Maehara đã đến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 5 và cũng cho rằng, kếhoạch xây dựng tuyến đường cao tốc theo từng chặng ngắn sẽ phù hợp hơn việc xâydựng toàn tuyến.

Đại sứ Mitsuo Sakaba khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Việt Namtrong việc xây dựng hệ thống đường sắt này, tuy nhiên hình thức hợp tác ra saocòn cần phải có báo cáo khả thi đang được nghiên cứu và sẽ hoàn tất trong vàinăm tới.

Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010 sẽ diễn ra tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từ 9 - 10.6. Hội nghị sẽ tập trung bàn luận về tình hình kinh tế vĩ mô và các ưu tiên chính sách cho năm 2010; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia 2011 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015; Đối phó với thách thức biến đổi khí hậu...

Theo TTXVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.