Liên kết... miệng

Đại diện Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết: “Hầu hết hàng xáo sợ ràng buộc trách nhiệm và phát sinh các nghĩa vụ thuế khi ký hợp đồng nên chỉ ký bản thỏa thuận lỏng lẻo hoặc giao kèo miệng, không đủ cơ sở pháp lý khi một trong hai bên phá vỡ cam kết”.

Doanh nghiệp liên kết vớihàng xáo để thu mua lúa rất hời hợt, hậu quả là nông dân chịu thiệt

Tại hội nghị sơ kết thíđiểm tổ chức hàng xáo liên kết với doanh nghiệp (DN) kinh doanh lươngthực được Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức sáng 20-9 ở tỉnh AnGiang, nhiều DN cho biết liên kết này đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn.

Tùy tiện “bẻ kèo”

Việc tổ chức thí điểm môhình liên kết hàng xáo với DN kinh doanh lương thực đã được thực hiện 6tháng qua. Tại ĐBSCL đã có 15 DN triển khai thực hiện liên kết với 87nhà máy xay xát và 1.426 hàng xáo. Theo hướng dẫn của VFA, các hình thứcliên kết gồm: DN ký kết biên bản thỏa thuận mua bán lúa gạo với hàngxáo; ký bản ghi nhớ với hàng xáo về việc mua bán lúa gạo cho DN; thỏathuận... miệng theo kiểu mua đứt bán đoạn, giao hàng đến đâu trả tiềnđến đó và ký kết hợp đồng mua bán. Song, mọi giao dịch giữa DN và hàngxáo hiện nay chỉ dựa trên giao kèo... miệng là chính.

Liên kết... miệng

 Doanh nghiệp tổ chức nhiều mô hình thu mua lúa xuất khẩu nhưng nông dân vẫn còn bị thiệt thòi

Ông Lê Minh Trượng, Giámđốc Công ty Lương thực Sông Hậu, cho biết công ty ra giá cho hàng xáothu mua với các chỉ tiêu về quy cách, phẩm chất, giống lúa, số lượng vàthời gian giao hàng cụ thể. “Song, trong điều kiện giá cả đang nhích lênthì hàng xáo cứ “neo” hàng để chờ giá. Còn khi giá thị trường sụt giảmthì họ giao hàng rất đúng cam kết, công ty phải giữ giá thu mua đã đưara trước đó. Thực tế này đang diễn ra ở nhiều nơi nhưng DN đành chịu” –ông Trượng nêu thực trạng.

Đại diện Công ty Lươngthực Tiền Giang cho biết: “Hầu hết hàng xáo sợ ràng buộc trách nhiệm vàphát sinh các nghĩa vụ thuế khi ký hợp đồng nên chỉ ký bản thỏa thuậnlỏng lẻo hoặc giao kèo miệng, không đủ cơ sở pháp lý khi một trong haibên phá vỡ cam kết”.

Ngược lại, theo phản ánhcủa hàng xáo, khi đưa ra các điều kiện, giá cả thu mua thì hàng xáo luônbị bất lợi và DN vẫn nắm... cán. Bà Đinh Thị Thu Trang, một hàng xáo ởtỉnh Long An, chỉ rõ: Thời gian DN quy định cho hàng xáo từ ngày thu muađến khi giao hàng chỉ 3 ngày là quá ngắn. Nếu không giao hàng kịp thìgiá cả sẽ biến động. Một người thu mua khác tố DN “bẻ kèo”: “Tôi giaohàng đúng như giao ước nhưng DN viện lý do kho đã đầy bảo tôi tìm nơikhác bán”.

Chưa gắn với lợi íchnông dân

Theo VFA, lúa gạo ở nướcta hiện nay tập trung vào 2 kênh phân phối chính: Xuất khẩu và tiêu dùngtrong nước. Trong đó, kênh xuất khẩu có vai trò quyết định thị trườngtrong nước. “Xuất khẩu gạo trong thời gian qua đã góp phần quan trọngtrong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa của nông dân nhưng chưa thật sự gắnvới lợi ích của người trồng lúa. Nông dân chỉ chấp nhận giá mua chứkhông có điều kiện quyết định giá bán” - ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư kýVFA, nhìn nhận.

Theo điều kiện liên kết,hàng xáo phải tính toán lợi ích hài hòa, mua theo giá của DN chỉ định,tránh ép giá nông dân và có sổ ghi chép lại thông tin của người sản xuấtnhư: tên chủ hộ, địa chỉ, giá bán... để làm cơ sở kiểm tra, đối chứng vềsau. Song, theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, hàng xáo không ghichép thông tin về người sản xuất lúa rõ ràng hoặc ghi chép không chínhxác vì thế không có cơ sở để kiểm tra. Cũng theo VFA, việc tổ chức hàngxáo thu mua lúa phải bảo đảm nông dân lãi 30% theo chỉ đạo của Chínhphủ.

Tuy nhiên, nhiều đại biểulo ngại rằng với nhiều bất cập, rối ren trong khâu tổ chức, liên kếthàng xáo hiện nay, nếu họ ép giá, nông dân cũng không có cơ sở kiểm tra,không có biện pháp chế tài. 

Khó cho hàng xáo

Theo VFA, quy định về thanh toán của Nhà nước làm hạn chế đội ngũ hàng xáo tham gia chương trình này như cách tính thuế GTGT trong khi thương lái không phải là DN hoặc quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thanh toán với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên phải thực hiện chuyển khoản, thế nhưng đa phần nông dân trồng lúa không có tài khoản tại các ngân hàng nên những người hàng xáo không thể thực hiện theo quyết định này.
 

Để hàng xáo và DN hài hòa về lợi ích, tránh tình trạng tranh mua tranh bán lúa, phía DN nên có thỏa thuận trong trường hợp giá lúa trên thị trường sụt giảm. Khi điều chỉnh giá, DN nên giữ giá thu mua ổn định trong khoảng 5 ngày.

Theo Quốc Dũng
Người lao động


 
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.