Xác định mục tiêu và giải pháp toàn diện cho cây lúa

Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh (Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL), cần có giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững  trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và trước ảnh hưởng thay đổi khí hậu toàn cầu.

Là vùng sản xuất lúa gạo chính đảm bảo an ninhlương thực (ANLT) cho đất nước và để xuất khẩu nhưng nông dân ĐBSCL vẫn nghèo vàgặp nhiều khó khăn.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh (Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL), cầncó giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định và bền vững  trong thời kỳcông nghiệp hóa hiện đại hóa và trước ảnh hưởng thay đổi khí hậu toàn cầu.

ĐBSCL định hướng canh tác lúa đến năm 2030 nhưsau: nếu năm 2010, diện tích canh tác lúa là 1.880.000 ha, diện tích gieo trồnglà 3.760.000 ha đạt năng suất 19.550.000 tấn thì đến năm 2020 là 1.800.000 ha ,diện tích gieo trồng là 3.600.000 ha, sản lượng đạt 21 triệu tấn và đến năm 2030đạt 1.780.000 ha, diện tích gieo trồng 3.560.000 ha, sản lượng đạt 21 triệu tấnnhờ tăng năng suất từ 52 tạ/ha lên 58 tạ/ha.

Trong các năm qua, vùng ĐBSCL đẩy mạnh khaihoang, làm thuỷ lợi nên diện tích trồng lúa được mở rộng. Công tác nghiên cứugiống đã đưa ra giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chấtlượng tốt, chống chịu sâu bệnh,qui trình canh tác hợp lý, thay thế giống lúa mùa 1 vụ năng suất thấp.

Việc cải tiến giống cây trồng đáp ứng đồng bộphát huy tích cực tính kế thừa của nhiều thế hệ các nhà chọn giống, thay đổi từgiống lúa mùa một vụ năng suất thấp (1,5 - 2,0 tấn/ha) sang các giống lúa caosản chất lượng cao (6,0 - 8,0 tấn/ha), ngắn ngày (85- 100 ngày) nên dễ dàngtăng vụ (2 - 3 vụ lúa/năm).

Mạng lưới khuyến nông đã giúp nâng cao trìnhđộ sản xuất của bà con nông dân góp phần đưa sản  lượng từ 4,2 triệu tấn năm1976 lên gần 21 triệu tấn năm 2008 góp phần quan trọng trong ANLT và chiếm tỷtrọng trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Xác định mục tiêu và giải pháp toàn diện cho cây lúa
Lúa là cây lương thực chủ yếu ở ĐBSCL (Ảnh: .baodongkhoi.com.vn)

Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thếgiới, nhu cầu về lúa gạo nhiều hơn và đa dạng hơn, thị trường tiêu thụ rộng rãihơn. Trong khi đó sản xuất lúa gạo vùng vựa lúa ĐBSCL đến nay vẫn còn nhiều bấtcập mà nguyên nhân là bởi:

1. Còn thiếu các giống lúa năng suất và chấtlượng cao, thích nghi với đặc thù từng tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL, chống chịuđược sâu bệnh và điều kiện khó khăn do biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiếu nguồncung cấp giống tốt. Đến nay chỉ có khoảng trên 30% giống cấp xác nhận được sửdụng trong sản xuất lúa.

2.  Nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro dosâu bệnh, thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn và đặc biệt là thị trườngtiêu thụ.

3. Mặt bằng về trình độ sản xuất, kỹ năng vàkỹ thuật chưa cao, chưa đồng đều (đặc biệt thiếu kiến thức về chuyên môn, tiêuchuẩn, chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP,...) dẫn đến chênh lệchnăng suất giữa các hộ sản xuất lúa trong cùng một tỉnh, hoặc giữa tỉnh này vàtỉnh kia còn khá cao; nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức, sảnxuất  không đúng chất, không đủ lượng, không đúng thời điểm và không đạt giá trịcao.

Xác định mục tiêu và giải pháp toàn diện cho cây lúa

4. Hệ thống kho tàng bảo quản, chế biến lươngthực còn nhiều bất cập. Tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao:14%. Hệ thống chế biến xay xát chưa đồng bộ và công nghệ đa số còn ở mức thấp;hệ thống bảo quản tồn trữ còn quá yếu chưa đảm bảo yêu cầu.

5. Hệ thống kinh doanh lương thực đã được xãhội hoá nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là trong xuất khẩu.

6. ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạocho ANLT và xuất khẩu, nhưng từ trước đến nay được đầu tư thấp và hiệu quả chưacao vì thiếu đồng bộ, thiếu liên kết vùng và vai trò tham gia “4 nhà” theo Nghịđịnh 80 còn rất hạn chế; sự gặp nhau giữa chính sách vĩ mô và vi mô còn nhiềubất cập.

7. Nông dân thu nhập thấp do giá bán thấp, thịtrường bấp bênh, sản xuất ra sản phẩm chưa biết bán cho ai và không tự định đoạtgiá cả.

Các giải pháp toàn diện

Hiện tại, ĐBSCL có nhiều mô hình “tham gia 4nhà” thành công rất cần thiết nhân rộng để phát triển sản xuất và tiêu thụ.Thông qua sự liên kết và tham gia này thì quá trình sản xuất lúa trở thành hệthống, qua đó Chính phủ có thể nghiên cứu đưa ra các chính sách và cơ chế phùhợp để phát triển lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa trong vùng.

Xác định mục tiêu và giải pháp toàn diện cho cây lúa
Người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa (Ảnh: .bdsviethan.com)

Viện lúa ĐBSCL cùng với Trường Đại học Cần Thơphối hợp đưa ra đề án “Giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kếtvùng và sự tham gia của 4 nhà” giúp gia tăng thu nhập cho nông dân trồng lúavùng ĐBSCL một cách bền vững trong đó có việc ứngdụng các giải pháp khoa họccông nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao, ổn định,phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá,đạo ôn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu toàn cầu.

Bên cạnh đó chuyển giao các giải pháp kỹ thuậtsản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu, áp dụng cáctiến bộ khoa học và công nghệ cao trong sản xuất lúa để nâng cao giá trị sảnphẩm và lợi nhuận cho nông dân.

Nâng cao năng lực chuyên môn cho nông dân baogồm các hoạt động dạy nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng các kỹ thuật tiêntiến và thực hiện các quy trình canh tác theo nhóm giống, tiểu vùng sinh thái;quy trình GAP; kỹ thuật sau thu hoạch; quản lý kinh tế hộ; tiếp thị - quảng bá.

Phát triển các dạng hình kinh tế hợp tác đểthuận lợi cho đầu tư, sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường vàđảm bảo đầu ra. Nâng cao năng lực sản xuất và  cạnh tranh lúa gạo từ khâu dịchvụ đầu vào, tổ chức sản xuất, bảo quản tồn trữ, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.Đặc biệt chú ý phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và doanhnghiệp. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo có thể xem là biện pháp lâu dàiđể kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tănglợi nhuận.

Theo Đại Đoàn kết



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.