Giá lúa rớt dài

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng Nhà nước cần phải công bố giá sàn để tránh tình trạng dân bị ép giá. Theo ông Sơn, nếu DN bị lỗ thì Nhà nước bù, như vậy chính sách này mới có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Thường trực NguyễnSinh Hùng ngày 30-6 đã ký Quyết định số 993/QĐ-TTg về mua tạm trữ lúa, gạo hèthu năm 2010.

Quyết định này giao Hiệp hộiLương thực VN (VFA) mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu, bắt đầu từ ngày15-7, nhưng không đưa ra giá thành sản xuất cũng như không ấn định giá thu mualúa và các doanh nghiệp (DN) mua lúa gạo tạm trữ theo giá thị trường, tự chịutrách nhiệm về hiệu quả kinh doanh.

Không đổ thừa hết cho thịtrường

Đến ngày 26-7, theo VFA, đãcó 48 DN được giao chỉ tiêu và thu mua 216.000 tấn gạo.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủtịch UBND TP Cần Thơ, cho rằng Nhà nước cần phải công bố giá sàn để tránhtình trạng dân bị ép giá. Theo ông Sơn, nếu DN bị lỗ thì Nhà nước bù, nhưvậy chính sách này mới có hiệu quả.

Chủ trương của Chính phủ theoNghị quyết 63/CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là phải bảo đảm chonông dân trồng lúa có lãi tối thiểu là 30%, trong khi giá lúa vụ hè thu nămnay rớt thê thảm. Thông tin từ các địa phương ở ĐBSCL cho thấy sau khi mộtsố DN tiến hành thu mua gạo tạm trữ, giá lúa tại ruộng hiện ở mức 3.200 đồngđến 3.300 đồng/kg nhưng vẫn không thấm vào đâu. Theo tính toán, giá lúa phảitừ 3.900 đồng đến 4.000 đồng/kg trở lên, nông dân mới có lãi.

Giá lúa rớt dài
Lúa hè thu ở ĐBSCL hiện rất khó bán vì giá thấp (Ảnh: Quốc Dũng)

Tuy nhiên, ông Trương ThanhPhong, Chủ tịch VFA, cho biết rất khó công bố giá sàn mà chỉ dám chỉ đạo cácDN tiến hành thu mua lúa không được dưới 3.500 đồng/kg, với giá này DN cũngđã thấy lỗ trước mắt. Còn mua với giá 3.900 đồng/kg thì DN sẽ lỗ nặng. “Nếucông bố giá lúa từ 3.400 đồng đến 3.500 đồng/kg thì cũng không xong vì khôngbảo đảm lãi 30% cho nông dân” - ông Phong nói.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốcSở Công Thương tỉnh An Giang, cho rằng Nhà nước phải cứu dân, không thể đổ thừahết cho thị trường. Khi giá xuất khẩu tăng vì an ninh lương thực nên hạn chếxuất khẩu, vậy khi giá lúa xuống thì Chính phủ cũng phải có trách nhiệm với nôngdân.

Lúa đầy nhà nhưng tiền cạntúi

Trưa 26-7, thấy trời hửngnắng, ông Trần Đình Hải (ngụ xã Tân Long, huyện Ngã Năm - Sóc Trăng) vừa václúa ra đường để phơi vừa than vãn: “Ba ngày nay, mưa không lớn nhưng kéo dàisuốt ngày, không phơi lúa được. Tôi làm 8 công ruộng chỉ thu hoạch được 3,5tấn lúa ướt, sáng nay, người ta đến lấy tiền phân nên đành bán vội cho ngườinuôi vịt 1,5 tấn lúa ướt với giá 2.100 đồng/kg mới có tiền trả”.

Giá lúa rớt dài

Tại Bạc Liêu, vụ hè thu nàynông dân xuống giống được trên 55.000 ha. Hiện lúa chín tập trung ở tam giácTha Na Rộn chạy dài sang các xã Ninh Hòa, Ninh Qưới A của huyện Hồng Dân vớikhoảng 8.000 ha. Đến xã Ninh Hòa những ngày này, đi đâu cũng nghe bà conthan lúa đầy nhà nhưng tiền cạn túi. Khu vực này, nông dân thu hoạch lúaxong cách nay khoảng hai tuần nhưng chỉ có 20% hộ bán lúa.

Ông Bảy Nam (ngụ xã Ninh Hòa)cho biết: “Nhiều người vay tiền ngân hàng để làm lúa nhưng thu hoạch xongkhông ai bán vì giá lúa quá thấp. Nhà nước tính sao tôi không biết chứ tôilàm 10 công ruộng vụ này tốn hết 14 triệu đồng mà thu hoạch chỉ được 4,2 tấnlúa khô. Giá từ 4.000 đồng/kg trở lên thì bán mới có lời, còn giá 3.500 đồng/kgnhư hiện nay bán sẽ lỗ nặng”.

Tương tự, tại An Giang, ĐồngTháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ, tình hình lúa ế ẩm,rớt giá vẫn tiếp tục diễn ra. Ông Trần Ngọc Hoàng (ngụ xã Bình Phú, huyệnTân Hồng - Đồng Tháp) cho biết 3 ha ruộng của ông thu hoạch được 15 tấn lúanhưng bán chỉ 3.000 đồng/kg. “Giá lúa rẻ mà còn khó bán quá. Bỏ hết công cántrong nhà còn bị lỗ vốn”- ông Hoàng rầu rĩ nói.

Mua theo cơ chế thị trường rất khó cho nông dân
Ông Trần Thanh Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nêu bất cập tại các khâu thu mua tạm trữ của DN hiện nay. Ông Nam nói Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho DN mua tạm trữ lúa cho dân, trong khi họ lại tự chủ mua theo cơ chế thị trường. “Tôi rất băn khoăn về giá lúa. Tôi và lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều cho rằng mua theo cơ chế thị trường thì rất khó cho nông dân. Tôi nghĩ nên kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ để sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay”- ông Nam cho biết.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.