Lúa hè thu giảm giá, nông dân bí đầu ra

Thêm vào đó, cuộc họp của hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chiều qua 9.7 quyết định không mua lúa hè thu của nông dân theo hướng bảo đảm nông dân có lãi 30% càng làm cho giá lúa thêm hạ.

Tuần qua, tại vùng tứ giác Long Xuyên, giá lúa sụt giảm mạnh. Lúa IR 50404 “rớt”từ 3.500 đồng/kg xuống 3.200 đồng/kg và các giống lúa chất lượng cao dao động từ3.500-3.600 đồng/kg, nông dân khó bán.

Thêm vào đó, cuộc họp của hiệp hội Lươngthực Việt Nam (VFA) chiều qua 9.7 quyết định không mua lúa hè thu của nông dântheo hướng bảo đảm nông dân có lãi 30% càng làm cho giá lúa thêm hạ.

Thị trường lúa gạo tại ĐBSCL đang biến động bất lợi cho nông dân. Lượng lúa tồntừ vụ đông xuân còn khá lớn nên khi vụ hè thu bước vào thu hoạch rộ hơn 1,5triệu ha, khiến giá lúa giảm mạnh. Tuy nhiên, theo giới thương lái, nguyên nhângiá lúa giảm mạnh là do các doanh nghiệp xuất khẩu ngưng mua gạo làm cho giá lúagạo giảm nhanh.

Anh Tư Trí, làm nghề môi giới lúa gạo ở vùng Thoại Sơn (An Giang)và Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết: giá gạo nguyên liệu IR 50404 hiện là 4.400đồng và gạo dài 5.100 đồng/kg; lúa IR 50404 là 3.200 đồng và lúa chất lượng cao3.500 đồng/kg. Tuy nhiên, đây chỉ là giá tham khảo, bởi các doanh nghiệp ngưngmua gạo nên thương lái cũng ngưng mua lúa của nông dân.

Trước động thái ngưng “ăn” gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu, một số thương láichuyển sang mua lúa cũ tồn từ vụ đông xuân xay bán gạo chợ. Do đó, giá lúa cũ vàlúa mới chênh lệch khá cao. Hiện lúa IR 50405 (cũ) giá 4.150 đồng và lúa chấtlượng cao (cũ) 4.300 đồng/kg.

Dọc hai bên bờ kênh Chắc Cà Đao, từ thị trấn An Châu qua xã Hòa Bình Thạnh, VĩnhThành (huyện Châu Thành, An Giang) và theo tuyến kênh Rạch Giá - Long Xuyên (huyệnThoại Sơn), nông dân thu hoạch lúa phơi khô chất đầy sân và cả trong nhà. ÔngTrần Văn Thung, nông dân ấp Hòa Phú 2, thị trấn An Châu cho biết, thu hoạch1,7ha lúa (giống OM 2517) phơi khô hơn 11 tấn, kêu mấy thương lái quen bán, họra giá 3.400 đồng/kg nhưng không tới cân lúa.

“Tôi đòi lấy tiền đặt cọc, họ nóicác doanh nghiệp xuất khẩu chưa “ăn” gạo nên chưa thể mua lúa”, ông Thung than.Anh Trần Công Giả, con ông Thung thu hoạch 2ha (giống OM1490) chở tới lò sấy,bán giá 3.500 đồng/kg. Theo ông Thung, sản xuất bằng vốn nhà, xem như hòa vốn,còn vốn vay ngân hàng và mua chịu vật nông nghiệp, cầm chắc lỗ. Giá lúa thấp lạikhó bán nên nông dân đành phơi khô, vô bao chất đống chờ giá lên.

Lúa hè thu giảm giá, nông dân bí đầu ra

Lúa hè thu dù rớt giá vẫn không có ai mua, đành chở về nhà chất đống (Ảnh: Thoại Sơn)

Theo nhiều nông dân, giá lúa hè thu thấp nhưng chi phí sản xuất khá cao. Tại AnGiang, giá nhân công (cắt bó dựng) đối với lúa đứng là 200.000 đồng/công tầm cắt(1.296m2), lúa ngã 50% là 250.000 đồng/công và lúa ngã 2/3 diện tíchtrở lên là 350.000 đồng/công.

Ông Nguyễn Văn Gốc, nông dân ấp Hòa Hưng, xã Hòa Bình Thạnh (huyện Châu Thành)ngồi bên đống lúa phơi khô cả tuần chưa bán được, trầm ngâm: “Lúa bán không được,lấy tiền đâu trả nợ quỹ tín dụng và cửa hàng vật tư nông nghiệp”.

Hồi đầu vụ,ông ra ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Châu Thành vay vốn 20triệu đồng, họ nói chỉ cho mối cũ vay, không giải quyết cho khách hàng mới, nênông đành sang Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Phước (TP. Long Xuyên) vay với lãi suất1,8%/tháng, vay 5 tháng, đóng lãi trước 2 tháng. Vay 20 triệu đồng không đủ chiphí sản xuất nên ông mua chịu vật tư nông nghiệp 20 triệu đồng và phải chịu lãithêm 10%/vụ. Ông hạch toán, năng suất lúa 5,35 tấn/ha, bán giá 3.200 đồng/kg,xem như hòa vốn đầu tư, lỗ tiền lãi vốn vay tín dụng và lãi mua chịu vật tư nôngnghiệp 4 triệu đồng.

Lúa hè thu giảm giá, nông dân bí đầu ra

Bà Ba Gu (ấp Trung Thành, xã Vĩnh Thành) cho biết, bà thu hoạch 10 công lúa IR50404, nghe đồn giá lúa 3.200 đồng/kg, chờ mãi chẳng thấy ai mua nên chất đốngvào nhà. Theo bà, khu vực này đã thu hoạch từ 70-80% diện tích, nhiều nông dânchờ bán lúa nhưng không thấy thương lái đến mua.

Ông Nguyễn Hữu An, chi cục trưởng chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cho rằng: giálúa xuống thấp đang ẩn chứa nhiều uẩn khúc. Đầu vụ đông xuân, giá lúa đang ở mức4.600 - 4.700 đồng/kg thì VFA tự định giá thành sản xuất 2.200 đồng/kg và đưa ragiá mua cho nông dân có lãi 30% theo định hướng của Chính phủ để kéo giá lúaxuống thấp hơn. Còn vụ hè thu, giá lúa trên thị trường thấp hơn giá thành sảnxuất của nông dân thì VFA lại định hướng mua theo giá thị trường.

Theo ông An,cách làm của VFA đều bất lợi cho nông dân. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trí, trưởng phòngNông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Phú Tân (An Giang) bức xúc: “Dựa vàogiá thành sản xuất để mua lúa cho nông dân là chưa hợp lý. Bởi ngành nông nghiệpluôn cố gắng giúp nông dân giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận, còn doanhnghiệp xuất khẩu lại đi ngược lợi ích nông dân”.

Chia sẻ khó khăn với nông dân, ông Nguyễn Tấn Phước, phó giám đốc ngân hàng Nôngnghiệp - phát triển nông thôn An Giang cho biết: nông dân vay vốn ngân hàng Nôngnghiệp - phát triển nông thôn sẽ được giải quyết lưu vụ (chỉ đóng lãi) nếu vùngđó tiếp tục sản xuất vụ 3. Trường hợp không sản xuất vụ 3, do giá lúa thấp hoặcchưa bán được lúa, ngân hàng sẽ cho giãn nợ nhưng không quá ba tháng. Xem ra đócũng chỉ là biện pháp tình thế, khi nông dân vẫn chịu thiệt dài dài với điệpkhúc “được mùa, rớt giá” và lệ thuộc hoàn toàn vào việc định giá mua lúa của VFA.

Theo Thoại Sơn
Sài Gòn tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.