Lúa chờ người mua

Ngày 236, chúng tôi đi dọc con đường dẫn từ xã Long Định, huyện Châu Thành đến huyện Tân Phước rồi ngược ra vùng trọng điểm lúa huyện Cai Lậy (Tiền Giang), đâu đâu cũng thấy lúa. Lúa mới thu hoạch được nông dân phơi tràn ra đường.

Vụ hè thu ở các tỉnh ĐBSCL đang vào thu hoạch rộ, nhưng tình trạng ứ đọng lúatrong dân như hai năm trước đã tái diễn. Rất ít nông dân bán được lúa. Thươnglái mất hút, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu có mua vào nhưng với số lượng hạnchế.

Ngày 23-6, chúng tôi đi dọc con đường dẫn từ xã Long Định, huyện Châu Thành đếnhuyện Tân Phước rồi ngược ra vùng trọng điểm lúa huyện Cai Lậy (Tiền Giang), đâuđâu cũng thấy lúa. Lúa mới thu hoạch được nông dân phơi tràn ra đường.

Lúa đầy nhà

Gặp chúng tôi ở Trung tâm nông sản quốc gia Phú Cường, ông Chung Văn Hoàng - mộtngười mua lúa ở huyện Cai Lậy - cho biết: “Ở các xã Mỹ Phước Tây, Phú Cường,Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam có tới 80% hộ chưa bán được lúa. Họ chấtlúa đầy nhà. Mỗi ngày tôi nhận cả trăm cú điện thoại kêu bán lúa, nhưng chỉ muađược chừng vài chục tấn lúa đẹp”.

Lúa chờ người mua
Bà Nguyễn Thị Tím (Tiền Giang) bên đống lúa chờ bán (Ảnh: V.Trường)

Hai bên con đường mòn đi vào ấp 4, ấp 5, xã Thạnh Lộc hầu như nhà nào cũng đầylúa. Nhiều nhà chất hàng trăm bao lúa tràn ra ngoài sân.

Ông Trần Văn Tám ở ấp 4, xã Thạnh Lộc chỉ đống lúa ngoài sân nói: “Tui có 9 tấn,em gái tui 7 tấn. Thu hoạch đã được hơn nửa tháng rồi mà không có ai mua. Ngàynào tui cũng gọi điện cho lái. Ai cũng hẹn rồi mất tiêu”. Theo ông Tám, thuhoạch lúa về phải bán ngay vì nợ đại lý phân bón, nợ tiền công thu hoạch...

Lúa chờ người mua

Nhà bà Nguyễn Thị Tím gần đó hầu như không còn chỗ nào trống để chứa lúa. Bà Tímcó 6ha lúa, thu hoạch được hơn 30 tấn lúa nên đang ngóng thương lái từng ngày.“Tui đang nợ tiền phân bón, thuốc trừ sâu của đại lý gần 20 triệu đồng khôngbiết làm sao mà trả” - bà Tím than vãn.

Tương tự, tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thuxong cũng không thể tìm thương lái bán. Ông Lê Văn Tùng, ở xã Kiến Bình, thanthở: “Mấy ngày nay ghe từ Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An không ai tới đây mualúa hết. Cứ 10 hộ thu hoạch lúa thì mới có 1-2 người bán được, còn lại phải đemvề nhà chờ”.

Phần lớn là lúa IR50404

Theo ông Hoàng, có hơn 90% hộ dân kêu bán lúa đều là loại lúa IR50404. “Giốnglúa này trồng vụ hè thu thường bị bạc bụng, đốm đen, không chế biến gạo cao cấp5% tấm được. Khi mua chúng tôi phải xem kỹ, nếu làm được gạo 5% tấm mới mua” -ông Hoàng quả quyết.

Nhiều người chấp nhận bán lúa IR50404 với giá 3.500 đồng/kg để có tiền trả nợnhưng vẫn không bán được. Ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang,xác nhận tình trạng ứ đọng lúa hè thu sớm trong dân ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy,Châu Thành hiện nay rất nghiêm trọng. Đây cũng là thực trạng chung của các tỉnhĐBSCL hiện nay. Nguyên nhân do lúa tồn kho của các doanh nghiệp nhiều nên muavào hạn chế.

Kim ngạch xuất khẩu gạo gần 1,4 tỉ USD

Theo VFA, xuất khẩu gạo đến ngày 20-6 đã đạt 3,11 triệu tấn, trị giá gần 1,4 tỉ USD và dự kiến xuất khẩu thêm 600.000 tấn trong tháng 6-2010. Số hợp đồng đã ký nhưng chưa giao hàng đạt hơn 1,8 triệu tấn.

VFA nhận định xuất khẩu gạo sẽ chậm lại trong các tháng sắp tới do nhu cầu thị trường yếu. Xuất khẩu gạo trong sáu tháng cuối năm 2010 đạt khoảng 2,5 triệu tấn, tương đương 5 triệu tấn lúa.

Ngoài ra vụ này nông dân sản xuất giống IR50404 quá nhiều trong khi nhu cầu tiêuthụ loại gạo này ít. “Tỉnh đang làm văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo cácdoanh nghiệp tăng cường mua tạm trữ để giải phóng lúa gạo trong dân, giúp họ cóvốn tái sản xuất và chi tiêu trong gia đình” - ông Hóa nói.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang, nhu cầu xuấtkhẩu hiện nay là gạo 5% tấm, trong khi các doanh nghiệp mua loại này rất khókhăn thì nông dân lại có quá nhiều lúa IR50404. Hệ thống kho của công ty ở cáchuyện vẫn thu mua lúa IR50404 nhưng sản lượng không nhiều.

Kiến nghị mua tạm trữ

Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA), thừa nhận việctiêu thụ lúa hè thu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với vụ đông xuân vì thị trườngxuất khẩu chưa thuận lợi về giá. Trong khi lúa hàng hóa vụ hè thu có chất lượngthấp hơn vụ đông xuân nhưng giá thành sản xuất lại cao hơn. “Hiệp hội vẫn đangkhuyến khích các thành viên tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu gạo theo hợp đồng thươngmại” - ông Huệ khẳng định.

Về việc triển khai mua tạm trữ lúa gạo trong dân, ông Huệ cho biết hiện VFA đãgửi kiến nghị lên Chính phủ nhưng chưa có ý kiến chỉ đạo. Động thái này tráingược với thời điểm vụ đông xuân, khi đó VFA chủ động chỉ đạo các thành viên muatạm trữ trên 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) của nông dân với giátối thiểu 4.000 đồng/kg.

Điều đáng nói là khi đó VFA mua lúa mà không cần đếnchỉ đạo của Chính phủ và các doanh nghiệp tham gia chương trình này sau đó cũngkhông yêu cầu Chính phủ hỗ trợ lãi suất.

Theo Vân Trường - Trần Mạnh
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.