Khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn

Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết, sau 10 năm triển khai quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ (2009), chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn đã thực sự khơi thông được dòng chảy tín dụng về nông thôn. Dư nợ tín dụng tăng gấp 9 lần và chiếm tới 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, đạt hơn 292.919 tỷ đồng so với 34.000 tỷ đồng năm 1998

Nguồn tín dụng chokhu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới với nhữngđiều kiện và hạn mức thông thoáng hơn. Đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳngđịnh tại Hội nghị về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tổchức hôm qua tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,cho biết, sau 10 năm triển khai quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ(2009), chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn đã thực sự khơithông được dòng chảy tín dụng về nông thôn. Dư nợ tín dụng tăng gấp 9 lần vàchiếm tới 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, đạt hơn 292.919 tỷ đồng sovới 34.000 tỷ đồng năm 1998.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong 10 năm là 21,78%. Hàng chụctriệu lượt hộ nông dân và các đối tượng khách hàng khác ở nông thôn đã đượctiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, nhiều người đã tận dụng được nguồn vốn làmăn kinh tế và thoát nghèo. Mạng lưới giao dịch cho vay nông nghiệp nông thônđược mở rộng để hỗ trợ tốt hơn cho nhu cầu của người dân.

“Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, đến nay nhiều quy địnhđã bị lạc hậu, cần phải điều chỉnh cho phù hợp, như là mức vốn cho vay khôngcó bảo đảm bằng tài sản của hộ nông dân”, ông Tạ Quang Khánh, Vụ trưởng Tíndụng, Ngân hàng Nhà nước, nhận xét.

Khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn
Nhờ vốn tín dụng, nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất để thoát nghèo (Ảnh: Nguyên An)

Theo đó, Nghị định số 41 Thủ tướng Chínhphủ vừa ban hành nêu rõ những cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêmnghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa lêntới 50 triệu đồng. Mức có thể xem xét với các hộ kinh doanh, sản xuất ngànhnghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn là 200 triệu đồng, cáchợp tác xã, chủ trang trại 500 triệu đồng…

Khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn

Đại diện tỉnh Thái Nguyên cho rằng, mức cho vay cao và không cần thế chấp làđiều mơ ước của các hộ nông dân, đặc biệt là các trang trại sản xuất lớn.Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nguồn vốn rất đáng lo ngại bởi ngay như cuối năm2009, rất nhiều doanh nghiệp nông thôn vay vốn, thủ tục điều kiện đều hoànthành đầy đủ nhưng phía ngân hàng đều trả lời hết vốn huy động. “Vậy thì mụctiêu cao cả hơn rất nhiều của Nghị định 41 khi triển khai liệu có thể thựchiện được?”, vị này băn khoăn.

Đại diện ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phátbày tỏ, nguồn tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn đã đóng góp quantrọng giúp cho ngành nông lâm ngư nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng bìnhquân 3,8% một năm trong suốt 10 năm qua.

Trong 10 năm tới, Chính phủ giaocho ngành nông nghiệp trong 10 năm tới phải duy trì được tăng trưởng 3,5 -4%. Đây là thách thức rất lớn và rất cần sự hỗ trợ tín dụng từ phía hệ thốngngân hàng bởi để tạo ra 1% tăng trưởng của ngành nông nghiệp, cần phải tăngtrưởng tín dụng 6%.

Theo Thu Hoài
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.