Đưa hàng Việt về nông thôn: Không chỉ bán hàng

Tuy nhiên, thị trường nông thôn đầy tiềm năng đó sẽ không mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nếu DN chỉ dừng lại chuyện mang hàng đi bán.

Đưa hàng về nông thôn là một trong những hoạtđộng sôi nổi của cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt trong suốthơn một năm qua. Các chuyến đi rầm rộ được các sở, ngành, các nhà phân phốilớn tổ chức thường xuyên. Hiệu ứng ban đầu được ghi nhận là sự đón nhận tíchcực của bà con nông dân, doanh số tiêu thụ tốt.

Tuy nhiên, thị trường nông thônđầy tiềm năng đó sẽ không mở ra nhiều cơ hội kinh doanh nếu DN chỉ dừng lạichuyện mang hàng đi bán.

Chịu khónhất phải kể đến chương trình đưa hàng Việt về nông thôn của Trung tâm nghiêncứu kinh doanh và hỗ trợ DN với 46 phiên chợ hàng Việt rong ruổi đến 18 tỉnhthành cả nước. Ngoài ra là các chương trình tương tự do các sở, ngành địa phươngtổ chức. Tại Hà Nội, chương trình của Sở Công Thương cũng được tổ chức liên tụcvới sự tham gia của các DN thương mại, sản xuất tại nhiều huyện ngoại thành, kểcả vùng sâu, vùng xa.

Đưa hàng Việt về nông thôn: Không chỉ bán hàng
Đầu tư khoản tiền lớn cho các chuyến mang hàng về nông thôn sẽ rất lãng phí nếu chỉ dừng lại ở chuyện bán hàng

Sự rầm rộkhông chỉ ở những chuyến đi mà cả ở sức tiêu thụ và sự đón nhận của người dânvới hàng Việt. Nhiều mặt hàng được tiêu thụ rất tốt, đơn giản như chiếc bánh mỳdài, có đợt bán hàng Big C phải chuyên chở đến 6 lượt mới đủ hàng để phục vụ.Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN, 46 phiên chợvừa qua đã thu hút trên 600.000 lượt người dân tham gia mua sắm đạt chừng 31 tỷđồng.

Con số nàylà phấn khởi nhưng so với số tiền thực tế DN bỏ ra để đầu tư cho mỗi chuyến đilà không lớn, nếu không nói là có phần lỗ. Gây dựng hình ảnh, thương hiệu củasản phẩm không dừng lại ở chuyện bán hàng mà là sự quan tâm, chăm sóc khách hàngbằng nhiều hoạt động khác.

Đưa hàng Việt về nông thôn: Không chỉ bán hàng

Vì vậy,theo bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm thì đưa hàng về nông thôn không phảichỉ là kênh bán hàng, tiêu thụ sản phẩm mà quan trọng hơn là kênh ghi nhận phảnhồi khách hàng, tiếp cận thị trường để DN có những điều chỉnh, thay đổi cho phùhợp vì mỗi thị trường, mỗi đối tượng phục vụ có đặc điểm riêng.

Đồng tình với quan điểm này, ôngVũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, đầu tư khoản tiền lớn chocác chuyến mang hàng về nông thôn sẽ rất lãng phí nếu chỉ dừng lại ở chuyện bánhàng. Tổ chức nhiều phiên chợ mà không thiết lập được hệ thống phân phối về tậnthôn xã để người tiêu dùng cần mua có thể tìm đến thì hình ảnh thương hiệu Việtcũng trở nên mờ nhạt, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn vì thế cũng trởnên có ý nghĩa thiết thực hơn, chỉ không thiên về phong trào.

Để làm đượcđiều này, theo PGS TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia cao cấp Bộ Công Thương chorằng, với thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, quan tâm nhất là chính sáchgiá hấp dẫn.

Gây dựng hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm không dừng lại ở chuyện bán hàng mà là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng bằng nhiều hoạt động khác.

Muốn vậy,nhà sản xuất phải nhận thức trước tiên về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao năngsuất, hạ giá thành sản phẩm bằng cách sản xuất với khối lượng lớn để chi phí cốđịnh trên một đơn vị sản phẩm giảm đến mức thấp nhất, chi phí khấu hao ít. Đồngthời, cần có sự phối hợp với các lực lượng nòng cốt như cơ quan, đoàn thể, hiệphội...

Sự tác động ở cấp độ vĩ môcũng rất quan trọng. Ngoài chuyện hỗ trợ bằng chính sách, kinh phí, điều cầnthiết là phải đẩy mạnh hơn  công tác quản lý thị trường, chống hàng lậu, giả,nhái; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa cho khu vực nông thôn để tạo tiềm năngkinh tế.

TheoHạnh My
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.