Thị trường nội địa, hậu phương vững chắc của ngành dệt may

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày một tăng, tuy không đồng đều giữa các tầng lớp xã hội, nhưng chính điều đó lại tạo nên sự đa dạng trong phân khúc thị trường.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng doanhthu từ thị trường trong nước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ. Saumột thời gian dài bị bỏ ngỏ, đến nay, thị trường nội địa đang dần khẳng địnhvai trò là hậu phương vững chắc cho ngành dệt may phát triển bền vững vàtoàn diện.

Sự phát triển nhanh chóng của nềnkinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày một tăng, tuy không đồng đềugiữa các tầng lớp xã hội, nhưng chính điều đó lại tạo nên sự đa dạng trong phânkhúc thị trường.

Cũng đồng nghĩa với việc, các DNdệt may có đa dạng hơn đối tượng phục vụ... Bên cạnh đó, cuộc vận động “ngườiViệt dùng hàng Việt” ngày càng nhận được sự ủng hộ, tâm lý tin dùng hàng nội địangày càng định hình rõ nét, đã tạo cơ hội rất thuận lợi cho các DN dệt may mởrộng thị phần. Đây thực sự là tiềm năng lớn mà các DN trong ngành dệt may khôngnên bỏ qua.

Về bản chất, thị trường nội địakhông đơn giản chỉ là một phân khúc thị trường mà còn là hậu phương, là điểm tựavững chắc để ngành dệt may vươn ra thế giới. Bởi, muốn cạnh tranh được trênthương trường quốc tế thì trước hết phải cạnh tranh được trên “sân nhà”.

Tuy nhiên phảithẳng thắn nhìn nhận, trong suốt một thời gian dài, do các DN trong ngànhchỉ chú trọng tới sản xuất phục vụ cho xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trongnước. Cuộc khủng hoảng kinh tế, sự khó khăn trong xuất khẩu là cơ hội chocác DN có sự nhìn nhận nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của thị trường nộiđịa.

Thế nhưng, làm thếnào để các DN chiếm lĩnh được thị trường nội địa thì quả là bài toán khó.Mặc dù, trên thương trường quốc tế, ngành dệt may Việt Nam luôn khẳng địnhthế mạnh nhưng thực chất mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, mẫu mã, nguyênliệu đã được đối tác nghiên cứu, các DN chỉ phải đảm bảo tăng năng suất.Trong khi đó, để phát triển được ở thị trường nội địa, buộc các DN phải cósự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.

Thị trường nội địa, hậu phương vững chắc của ngành dệt may

Ông Thân Đức Việt,Giám đốc Công ty Cổ phần May 10 khẳng định: Để phát triển được ở thị trườngnội địa, thì yếu tố quan trọng nhất là các DN phải có thương hiệu thời trangnội địa, áp dụng các tiêu chuẩn, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, luôn cảitiến mẫu mã sản phẩm và đáp ứng nhiều phân khúc thị trường.

Hiện nay trên thịtrường nội địa, có một số DN đã xây dựng được thương hiệu thời trang và tạođược sự tin dùng như: Tổng công ty May Nhà Bè, May Việt Tiến, May Phong Phú,Công ty Cổ phần May 10, May Thăng Long, May Đức Giang...

Ông Việt cũng chobiết: Phát triển thị trường nội địa thông qua việc phát triển thương hiệumạnh, mở rộng kênh phân phối, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm là giải phápchiến lược, cũng là bí quyết thành công của Công ty Cổ phần May 10. Các sảnphẩm mang thương hiệu May 10 có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại,với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Công ty còn có150 cửa hàng đại lý bán, giới thiệu sản phẩm.

May 10 đang pháttriển hệ thống phân phối và thực hiện chiến lược đưa hàng về nông thôn... Đểtiếp tục mở rộng thị trường công ty đã thành lập trung tâm kinh doanh thươngmại, phát triển mô hình chuỗi siêu thị bán lẻ ở các khắp các tỉnh như: TháiBình, Quảng Ninh, Hải Phòng... Nhằm chủ động đưa sản phẩm tới người tiêudùng, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, thực hiện mục tiêu đạt doanh thunội địa 150 tỷ đồng năm 2010.

Thị trường nội địa, hậu phương vững chắc của ngành dệt may

Nói đến thành côngtrong thị trường nội địa không thể không nhắc đến Công ty Kinh doanh hàngthời trang Việt Nam với hệ thống Vinatex Mart. Đến nay hệ thống đã pháttriển được 55 cửa hàng, siêu thị và trung tâm thương mại tại 22 tỉnh thànhtrong cả nước, chuyên kinh doanh hàng dệt may 100% sản xuất trong nước, mỗinăm tiêu thụ 3,2 vạn mã hàng và 11 triệu sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị HồngHương, Giám đốc công ty cho biết: Tới đây công ty sẽ xây dựng lộ trình cụthể về sức tiêu thụ hàng năm đến năm 2015, cho từng nhóm hàng để mời nhàthiết kế, nhà sản xuất hợp tác. Cùng với việc nâng cấp điểm bán hàng đã có,công ty sẽ triển khai nhiều điểm bán hàng mới, nhất là ở những khu vực đôngdân cư, để đạt mục tiêu 80 điểm bán hàng trong năm nay.

Ngành dệt may đãcó những thành công nhất định trong việc mở rộng thị trường nội địa. Nhưngthực sự đây vẫn là chiến lược dài hơi đối với các DN. DN chỉ thực sự chiếmlĩnh được thị trường nội địa khi phát triển và liên kết được 5 yếu tố:thương hiệu - nguyên vật liệu - thiết kế - sản xuất - phân phối.

Theo VEN
Công thương



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.