Thị trường bán lẻ: Sân chơi của những người "mua hộ"-"bán hộ"

TS Doãn Kế Bôn  Khoa Thương mại Quốc tế, Đại học Thương Mại nhận xét, để tránh các thủ tục phức tạp trong việc mở thêm điểm bán (doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT) các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang phát triển thành chuỗi siêu thị theo nhiều cách khác nhau.

Trong báo cáo “ Phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012”,công ty nghiên cứu thị trường RNCOS dự báo, năm 2012, doanh thu của thị trườngnày sẽ vượt mức 85 tỷ USD. Một con số quá lạc quan so với hiện trạng?

TS Doãn Kế Bôn - Khoa Thương mại Quốc tế, Đại học Thương Mại nhận xét, để tránhcác thủ tục phức tạp trong việc mở thêm điểm bán (doanh nghiệp phải phụ thuộcvào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT) các doanh nghiệp nước ngoài hiện đangphát triển thành chuỗi siêu thị theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn, sau khi mởđiểm bán lẻ thứ nhất, xin phép mở chi nhánh ở một thành phố khác, hoặc liêndoanh với một doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp vốn dưới 49%, sau đó mua lạicổ phần của doanh nghiệp Việt Nam để trở thành doanh nghiệp có đa số vốn đầu tưnước ngoài.

Thị trường của ai?

Ông Doãn Công Khánh - Viện nghiên cứu Thương mại cho rằng, về tương quan thịphần, các tập đoàn nước ngoài đang chiếm tỷ trọng khá ấn tượng trong phân phốibán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn, đẩy doanh nghiệp phân phối Việt về vùngnông thôn. Theo quan điểm của ông Khánh thì sự phát triển của hệ thống phân phốitrong nước hiện vẫn chủ yếu theo bề rộng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liênkết, hợp tác, thiếu tính ổn định và chưa bền vững.

Đây sẽ là khó khăn, tháchthức lớn đối với các nhà phân phối nội trong cuộc cạnh tranh không cân sức khichúng ta thực hiện lộ trình mở cửa thị trường phân phối theo cam kết WTO. Nếukhông có sự liên kết để nhanh chóng đổi mới, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻcủa Việt Nam với những yếu kém trên mọi phương diện từ con người, vốn, cơ sở vậtchất kỹ thuật, mặt bằng bán hàng và thông tin sẽ có nguy cơ bị thất bại ngaytrên sân nhà.

Theo ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện95% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên không thể tự tổ chức hệ thốngphân phối.

Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ, khả năng liên kết và tài chính đều hạnchế, doanh nghiệp sẽ mất lợi thế trong đàm phán thu mua và chịu thêm sức ép vềgiá cả, điều kiện thanh toán. Chỉ cần nhìn vào con số thống kê cũng có thể thấysự chênh lệch giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đanghoạt động trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

Siêu thị Big C Đồng Nai, năm 2009doanh thu là 594 tỷ đồng, thu hút 8.000 lượt khách hàng, trong khi đó con sốtương ứng với siêu thị Coop. Mart Biên Hòa trong năm 2009 là: 206 tỷ đồng và1.500 lượt khách hàng.

Theo thống kê, các siêu thị của doanh nghiệp nước ngoàitập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,Biên Hòa… với quy mô lớn, mặt bằng kinh doanh trên 10 ngàn m2 đều chiếm từ 3 -5% doanh thu bán lẻ của địa phương ấy. Trong khi đó, lực lượng các doanh nghiệpbán lẻ của Việt Nam, trên danh nghĩa là chiếm phần lớn nhưng chủ yếu có quy mônhỏ, phục vụ được ít lượng người hơn.

Thị trường bán lẻ: Sân chơi của những người "mua hộ"-"bán hộ"

Hợp tác hay đối đầu?

Từ việc thua kém về tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũngphải chịu ảnh hưởng từ những chính sách lôi kéo người từ các doanh nghiệp nướcngoài. Theo thống kê, mức lương của nhân viên bán hàng ở các siêu thị trong nướcthường thấp hơn từ 10 - 20%, mức lương của nhóm trưởng có thể thấp hơn từ 2 - 4lần so với ở các siêu thị nước ngoài… Điều này dẫn tới việc có không ít cán bộ,nhân viên của các doanh nghiệp trong nước bỏ qua làm cho các doanh nghiệp nướcngoài...

Theo PGS Trần Hùng thuộc trường Đại học Thương mại, các doanh nghiệptrong nước cần có một chiến lược cụ thể theo hai bước. Theo đó, ở giai đoạn đầu(2010 - 2015) các doanh nghiệp thương mại phải chấp nhận sự tham gia vào “tròchơi bán lẻ” của các doanh nghiệp phân phối đến từ nước ngoài, trước hết với tưcách là những “người bổ trợ”, để cùng tạo ra “chiếc bánh giá trị” trong lĩnh vựcphân phối và làm gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình.

Theo ông Hùng, các nhà phân phối nước ngoài tham gia thị trường cùng với nhữngphương thức bán hàng và loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại, trong khi hiệnnay thương mại hiện đại trên thị trường nội địa nước ta được các chuyên gia ướctính chiếm khoảng 25% trên phạm vi cả nước và khoảng 35 - 40% ở các thành phốlớn là Hà Nội và TPHCM.

Sự có mặt của các doanh nghiệp thương mại nước ngoài sẽgóp phần phát triển nhanh chóng nền thương mại hiện đại cùng với thói quen muasắm mới của người tiêu dùng, tạo thêm nhiều khách hàng. Mặt khác, các loại hìnhthương mại hiện đại (các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàngtiện lợi…) phát triển sẽ là tiền đề để các nhà cung cấp giảm giá bán cũng như làdành các ưu đãi cho người mua - doanh nghiệp thương mại.

Thị trường bán lẻ: Sân chơi của những người "mua hộ"-"bán hộ"

Nhờ vậy, giá trị sảnphẩm (là dịch vụ mua hộ cho người tiêu dùng và bán hộ cho người sản xuất) củacác doanh nghiệp thương mại được gia tăng, tạo ra được chiếc bánh giá trị và làmcho chiếc bánh giá trị trong toàn ngành bán lẻ lớn hơn.  

Trong giai đoạn tiếp theo, khi “chiếc bánh giá trị” đã được tạo ra đủ lớn (tứclà khi tỷ trọng nhu cầu mua sắm tại các cơ sở thương mại hiện đại đã chiếm sốlớn trong tổng số nhu cầu mua sắm của dân cư trên thị trường nội địa), thì cácdoanh nghiệp thương mại tìm cách chia nhau chiếc bánh đó.

Để không bị thua thiệt và giành được phần xứng đáng của chiếc bánh giá trị, ngaytừ bây giờ các doanh nghiệp thương mại trong nước phải biết hướng tới “đại dươngxanh” bằng cách sáng tạo ra nhiều giá trị mới cho khách hàng. Khi đó các doanhnghiệp trong nước không sợ phải đối đầu với nhau và càng không sợ phải đối đầuvới các đại gia phân phối nước ngoài, bởi ai cũng có thể tạo ra cho riêng mìnhmột khoảng “đại dương xanh”.

Ông Hùng nhấn mạnh thêm: “Cầnnhớ rằng sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại, như đã đề cập ở trên, đó làdịch vụ “mua hộ” và dịch vụ “bán hộ”. Trêncùng những vật mang hữu hình giống nhau, các doanh nghiệp có thể cung cấp chokhách hàng của mình những giá trị khác nhau bằng cách đổi mới và nâng cao chấtlượng các dịch vụ sao cho khách hàng nhận được nhiều giá trị nhất, nhờ đó mà giatăng giá trị của doanh nghiệp”.

Theoông Hùng, như vậy “đại dương xanh” của các doanh nghiệp thương mại là đại dươngcủa các dịch vụ và đại dương của các thương hiệu. Khách hàng là nhà sản xuất sẽtìm đến những doanh nghiệp nào có dịch vụ “bán hộ” tốt hơn và khách hàng làngười tiêu dùng sẽ tìm đến những doanh nghiệp nào có dịch vụ “mua hộ” tốt hơn”.

Theo Thang Duy
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.