Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi

Theo thống kê của Bộ Công thương, sở công thương các tỉnh thành đã tổ chức được 68 đợt bán hàng về nông thôn với 857 lượt doanh nghiệp tham gia và 1.124 gian hàng, thu hút hơn 4,7 triệu lượt khách tham quan, mua sắm, đạt doanh thu lên tới 1.467 tỉ đồng.

Ngày 22-7, Bộ Công thương, Ban chỉ đạo cuộc vận động người Việt ưu tiên dùnghàng Việt đã tổ chức sơ kết chương trình.

Theo thống kê của Bộ Công thương, sở công thương các tỉnh thành đã tổ chức được68 đợt bán hàng về nông thôn với 857 lượt doanh nghiệp tham gia và 1.124 gianhàng, thu hút hơn 4,7 triệu lượt khách tham quan, mua sắm, đạt doanh thu lên tới1.467 tỉ đồng.

Ngoài ra, các sở công thương còn tiếp nhận và theo dõi 36 đợt bán hàng với 303lượt doanh nghiệp tham gia khác. Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanhnghiệp (BSA) cũng đã tổ chức 40 đợt đưa hàng Việt về nông thôn với gần 500 lượtdoanh nghiệp tham gia, đào tạo kỹ năng bán lẻ cho hàng trăm tiểu thương...

Cùng đưa hàng về nông thôn là hoạt động khuyến mãi bán hàng Việt. Các sở côngthương đã phối hợp tổ chức 22 chương trình khuyến mãi, theo dõi 40 đợt khác vớitrên 7.000 doanh nghiệp tham gia, thu hút trên 13 triệu lượt khách tham quan,doanh thu gần 1.500 tỉ đồng. Các sở công thương cũng tổ chức 66 hội chợ, theodõi 135 hội chợ khác với trên 17.000 lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu cáchội chợ do sở công thương tổ chức gần 500 tỉ đồng...

Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi
Chọn mua dép Bita’s tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP.HCM năm 2010 (Ảnh: B.Hoàn)

Theo Bộ Công thương, sau các tháng cao điểm thực hiện cuộc vận động, tại thịtrường trong nước hàng VN đã dần chiếm ưu thế và thu hút người tiêu dùng. Tạicác TP lớn, xu hướng tiêu dùng của người dân đã có những thay đổi, lượng ngườitiêu dùng đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng đông đãgiảm áp lực cho các chợ, tạo ổn định giá cả trên thị trường và hàng hóa được bàybán ở đây chủ yếu là hàng Việt.

Bà Vũ Kim Hạnh - giám đốc Trung tâm BSA - cho biết nhiều doanh nghiệp đã điềuchỉnh sản phẩm cho phù hợp với nông dân, nông thôn để “bám rễ” lâu dài. Cácdoanh nghiệp qua cuộc vận động cũng bắt đầu tạo được hệ thống bán hàng. Đặc biệt,thay vì khó liên kết như trước đây, theo bà Hạnh, đã có một số doanh nghiệp hìnhthành được cơ chế hợp tác, liên kết với nhau, mua hàng của nhau làm quà khuyếnmãi... tạo được tập quán kinh doanh mới có lợi cho hàng Việt.

Xu hướng tiêu dùng đã thay đổi

Bà Đỗ Thúy Hương, trưởng ban kế hoạch đầu tư Tổng công ty Điện tử tin học, chobiết đơn vị đã trúng thầu một số nhà máy điện và mong các bộ tiếp tục nhắc nhởcác cơ quan, doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm công. Lý do, theo bà Hương,tại nhiều bệnh viện, việc đưa hàng Việt vào rất khó dù có hậu mãi, chăm sóckhách hàng tốt. Thực tế giá máy hút dịch của Ba Lan cao gấp chục lần máy trongnước, trong khi chất lượng tương đương nhưng hàng Việt vẫn khó bán.

“Máy công nghệ cao chúng tôi không dám so sánh, còn máy đơn giản như hút dịchthì chúng tôi đảm bảo, nhưng nhiều nơi vẫn thích dùng hàng ngoại” - bà Hương nói.

Đại diện Sở Công thương TP.HCM cũng công nhận cuộc vận động còn phải lâu dài vìtâm lý sính ngoại vẫn nặng nề, nhiều cơ quan chưa quán triệt, có chương trình cụthể ưu tiên dùng hàng Việt. Vì vậy, Sở Công thương TP.HCM đề nghị ban chỉ đạochương trình cung cấp chính thức tài liệu, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp uy tínphát triển kênh phân phối đến nông thôn, hải đảo. Đặc biệt, cần đưa vào chươngtrình giáo dục phổ thông thông điệp “Dùng hàng Việt là yêu nước” để giáo dục thếhệ trẻ.

Vẫn thiếu gắn kết

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, qua thời gian triển khai, cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vẫn còn một số hạn chế. Tại các tỉnh thành dù có chủ động xây dựng chương trình hưởng ứng nhưng thiếu sự gắn kết nên chưa phát huy hết sức mạnh tổng thể.

Một số hội chợ chưa thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhiều hội chợ triển lãm mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy mà chưa gây dựng được thương hiệu Việt cho người tiêu dùng.

Bà Thoa cho biết sắp tới Bộ Công thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành công thương thực hiện nghiêm túc việc ưu tiên sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án công.

Theo Cầm Văn Kình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.