Bỏ quên dịch vụ?

Nhiều chuyên gia cho rằng, khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” là chưa đủ, mà người Việt cần sử dụng dịch vụ Việt, bởi hiện nay Việt Nam có hơn 60% số người làm nghề dịch vụ như: giáo dục, y tế, viễn thông, giao thông…

Hiện nay chúng ta mới chỉ chú ý chất lượng hàng hóa, mà chưa quan tâm chất lượngdịch vụ. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, chương trình xúc tiến thương mạitrong nước muốn phát triển bền vững, hiệu quả, cần nâng cao vị thế của ngườitiêu dùng, không chỉ dùng hàng Việt mà cần sử dụng dịch vụ Việt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” là chưa đủ, màngười Việt cần sử dụng dịch vụ Việt, bởi hiện nay Việt Nam có hơn 60% số ngườilàm nghề dịch vụ như: giáo dục, y tế, viễn thông, giao thông…

Anh Nguyễn Văn Tú ở phố Phan Kế Bính (Hà Nội) nói, anh đang sở hữu chiếc điệnthoại trị giá 16 triệu đồng, tuy nhiên nhiều lúc sóng chập chờn, các dịch vụtiện ích của nhà mạng chưa đáp ứng tính năng của điện thoại, nên nó chẳng khácnào chiếc điện thoại chỉ đáng giá vài trăm nghìn.

Ông Vũ Hồng Phi (thành phố Việt Trì, Phú Thọ) nói, mỗi lần đến Hà Nội, muốn ănuống, nhưng không thể tìm được chỗ đỗ xe, nên đôi khi ăn tạm cho xong bữa.

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh Tế trung ương, cho rằng,vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hiện nay không chỉ là nâng caochất lượng hàng hóa mà còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụpháp lý.

Bỏ quên dịch vụ?
Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng được người Việt tin dùng (Ảnh: Phạm Yên)

Trong các loại dịch vụ thì dịch vụ pháp lý quan trọng nhất đối với việc pháttriển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dịch vụ pháp lý được hiểu là tiểu lĩnh vực trong các dịch vụ chuyên môn thuộclĩnh vực kinh doanh. Ông Thành cho biết: “Trong giao dịch thương mại quốc tế,dịch vụ pháp lý không đem lại nguồn thu lớn như ngân hàng, tài chính, viễn thông…nhưng nó góp phần quan trọng vào công việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, loại trừhàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Ông Thành viện dẫn, hàng hóa có tốt, song nếu không đưa dịch vụ pháp lý vàothanh lọc thì rất dễ xuất hiện hàng nhái, khiến người tiêu dùng quan ngại.

Bỏ quên dịch vụ?

“Nếu dịch vụ pháp lý được ứng dụng chặt chẽ trong việc tẩy chay hàng giả hàngnhái, hàng kém chất lượng thì sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnhmẽ hơn. Người Việt Nam sẽ dùng hàng Việt Nam khi nhà sản xuất đem lại sản phẩmxứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra và bảo vệ quyền lợi cho họ” - ông Thành nói.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn ngập trênthị trường Việt Nam.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, để hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường cần 3 yếutố: một là chất lượng sản phẩm, hai là mạng lưới bán hàng, ba là việc quản lý vàdịch vụ sau bán hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu mới thực hiệnđược 2 yếu tố là chất lượng và mạng lưới bán hàng, còn dịch vụ sau bán hàng lạiđang bị bỏ quên. Điều này dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho ngành bán lẻ trongnước khi hầu hết người tiêu dùng đều tìm đến dịch vụ sau bán hàng của các doanhnghiệp nước ngoài.

Theo Minh Đức
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.