Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Đường còn gian nan

Bà Hạnh cho rằng, thực tế chứng tỏ người tiêu dùng nông thôn có nhu cầu tiêu dùng hàng Việt và sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt (với điều kiện hàng phải có mức giá ngang bằng và dễ mua). Còn DN VN cũng có nhu cầu bán hàng, có khả năng đáp ứng thị trường, nhưng thực tế cuộc tiếp cận và chinh phục thị trường nông thôn không đơn giản.

Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” do Bộ Chính trị phát động qua 1năm đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên để khẳng định chỗ đứng củahàng Việt ngay trên sân nhà vẫn còn là một chặng đường gian nan.Chúng tôi có cuộctrao đổi cùng bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN hàng VN chất lượng cao, Giám đốcTrung tâm nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) xung quanh vấn đề này.
Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Đường còn gian nan

Bà Hạnh cho rằng, thực tế chứng tỏ người tiêu dùng nông thôn có nhu cầu tiêudùng hàng Việt và sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt (với điềukiện hàng phải có mức giá ngang bằng và dễ mua). Còn DN VN cũng có nhu cầu bánhàng, có khả năng đáp ứng thị trường, nhưng thực tế cuộc tiếp cận và chinh phụcthị trường nông thôn không đơn giản.

- Chi phí có phải là lý do khiến ngại ngần với thị trường nông thôn chiếm đến70% dân số, thưa bà ?

Bài toán chi phí và tính chuyên nghiệp đang thực sự làm đau đầu DN VN. Hiện nay,xây dựng hệ thống phân phối là việc tốn kém, khó khăn nhưng DN cũng còn có thểgắng sức làm.

Tuy nhiên, kể cả làm được chừng ấy thì cũng chưa được tới 50% yêucầu đầu tư cho việc bán hàng ở nông thôn. Hầu hết DN tham gia thường xuyên vớiBSA phải đáp ứng đủ các tiêu chí: có kế hoạch phát triển thị trường nông thôn,có đầu tư công sức tiền bạc để sản phẩm ngày càng phù hợp, không được bán hàngtồn. Nhưng để xây dựng hệ thống phân phối, không phải DN nào cũng có chuyên mônđể đo dung lượng, tiềm năng thị trường, từ đó, xác định chiến lược và giải pháptiếp cận, chinh phục phù hợp.

Sau khi xây dựng hệ thống phân phối thì vấn đề quản lý và hỗ trợ hệ thốngphân phối khó khăn hơn, không phải chỉ tốn kém, mà còn đòi hỏi tính chuyênnghiệp cao bởi lực lượng quản lý, bán hàng tại các địa phương vốn yếu vềtrình độ và tình hình cạnh tranh ở thị trường nông thôn đang nóng dần lên.

Việc giành giật làm chủ từng địa bàn, cứ điểm diễn biến liên miên, thay đổimỗi ngày. Chỉ cần “ngủ quên trên chiến thắng” một đôi tuần là “giành lạitrận địa” từ đối thủ cạnh tranh và sửa sai hết sức tốn công tốn của.

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Đường còn gian nan
Cuộc tiếp cận và chinh phục thị trường nông thôn không đơn giản

- Tuy nhiên, những thương hiệu “thuần Việt” cũng còn phải vật lộn trong cuộccanh tranh với hàng giá rẻ, thưa bà?

Cuộc cạnh tranh giữa hàng Việt với những mặt hàng giá rẻ, không nhãn mác, khôngnguồn gốc xuất xứ rõ ràng còn đang rất quyết liệt. Tôi biết nhiều DN VN đang mổxẻ những lợi thế cạnh tranh, tìm hướng liên kết với nhau, thay đổi quy cách mẫumã cho phù hợp với thị trường nông thôn. Nhưng thực tế một số DN còn ngần ngạitham gia cạnh tranh, bởi tiềm lực tài chính rất hạn chế.

Bởi vậy rất cần có sựhỗ trợ của Nhà nước đối với những DN đưa hàng Việt về nông thôn. Còn vai trò củaDN là tích hợp với mạng lưới phân phối ở địa phương để mở rộng dần đường đi củahàng Việt.

Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt: Đường còn gian nan

Cũng phải nói thêm rằng, lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của VN còn chưa đáp ứngđược yêu cầu của các nhà sản xuất. Tại VN, chợ bán nguyên phụ liệu chỉ đếm đượctrên đầu ngón tay và quy mô rất nhỏ. Tôi nghĩ chừng nào Nhà nước còn chưa đầu tưđúng mức cho chính sách xây dựng công nghiệp phụ trợ thì chúng ta đừng nói cạnhtranh với hàng giá rẻ.

Hiện chúng ta có một đường hẹp là cạnh tranh với hàng hiệu, hàng chất lượngtrung bình và trên trung bình. Nhưng cũng không dễ, bởi đi vào ngách này phải bỏra rất nhiều tiền để làm thương hiệu. Còn nếu cạnh tranh bằng hàng giá thấp, vớithực lực của công nghiệp phụ trợ hiện nay thì rất khó.

- Vậy theo bà, làm thế nào để về lâu dài, “người Việt vẫn ưu tiên hàng Việt” màkhông cần phải “vận động”?

Cuộc tiếp cận và chinh phục thị trường nông thôn không đơn giản

Để cuộc vận động mang lại hiệu quả thiết thức thì quản lý thị trường cần tạo môitrường cạnh tranh công bằng ngay hàng nhập từ biên mậu, biên giới cho đến trênthị trường nội địa hiện nay. Và cần một cuộc triển khai, quán triệt khá sâu đểcho các viên chức quản lý công thương cấp xã, cấp huyện trong cả nước chia sẻchủ trương này trên khía cạnh thực hiện chứ không phải chỉ là lý thuyết.

- Xin cảm ơn bà !

Theo Phương Thảo
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.