Hàng Trung Quốc gắn mác Việt

Có mặt tại khu vực tổng kho Lũng Vài, thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc), chúng tôi không khỏi giật mình về thực trạng các loại linh kiện, linh kiện điện tử được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chuyển lậu về nước, trà trộn, gắn mác của mình lên tiêu thụ

Nhập tách biệtlinh kiện, sản phẩm điện tử nguyên bản từ Trung Quốc về lắp ráp, gắn nhãnmác của mình rồi bán với giá cạnh tranh đang là tình trạng chung của nhiềudoanh nghiệp điện tử VN.

Có mặt tại khu vực tổng kho Lũng Vài, thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc),chúng tôi không khỏi giật mình về thực trạng các loại linh kiện, linh kiệnđiện tử được các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chuyển lậu về nước, trà trộn,gắn mác của mình lên tiêu thụ.

Từ nhập linh kiện về gắn mác

“Những loại đầu thu kỹ thuật số hiện nay, dù là mác Việt hay mác liên doanh,nhưng tôi chắc 100% là của Trung Quốc. Loại linh kiện nào đi chính ngạchđược thì họ đi, còn loại nào không đi được thì chuyển lậu. Nhưng đa phần làchuyển lậu hết”, anh K., chuyên  vận chuyển các loại linh kiện điện tử. chobiết.

Sang Lũng Vài, vào các kho truy lùng và đặt tiền, hàng sẽ được chuyển vềViệt Nam đúng mẫu mã, chất lượng. “Tôi thường nhận vận chuyển những mặt hàngâm ly, đầu đĩa cho các thương hiệu điện tử nổi tiếng như N.m, Tiến Đ. Họnhập về và gắn nhãn mác lên thôi, ruột thì 100% là của Trung Quốc”, anh K.nói thêm.

Hàng Trung Quốc gắn mác Việt
Cửu vạn tại khu vực tổng kho Lũng Vài, thị trấn Bằng Tường (Trung Quốc) đóng gói linh kiện điện tử chuẩn bị tuồn lậu sang biên giới (Ảnh: Đ.Tân)

Còn một “đồng nghiệp” của anh K. thì khẳng định, tình trạng này không chỉxảy ra ở đa số các loại linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử nguyên chiếc, màcác thương hiệu điện tử nổi tiếng trong nước hiện nay không hãng nào tránhkhỏi chuyện nhập nhoạng mác Việt ruột Trung Quốc.

Nhiều loại khác như phụ tùng xe máy, ruột các loại máy lọc nước, vòi hoa sen… cũng được nhiều DN tận dụng giá thành rẻ, nhập về lắp ráp. Chị L., một đầunậu cho biết: “Không chỉ có các hộ tư nhân trong nước đặt mặt hàng này, mànhiều DN, tập đoàn xây dựng lớn trong nước cũng nhập lậu. Tôi nhận vậnchuyển rất nhiều mặt hàng cho các đầu mối trong nước, nhưng mặt hàng đượcđặt nhiều nhất là dây cáp quang, phụ tùng xe máy, ruột các loại máy lọc nước...”.

Đến nhập công nghệ về nhái

Việc bỏ vài tỷ đồng, thậm chí vài chục tỷ để nhập, lắp đặt một dây chuyềnsản xuất, rồi các loại chi phí, lương công nhân, thị trường tiêu thụ, cạnhtranh sản phẩm… dường như đang nằm ngoài khả năng của nhiều DN Việt Nam. Bởivậy, nhiều DN lựa chọn giải pháp nhập linh kiện Trung Quốc về lắp ráp, hoặcnhập nguyên sản phẩm về gắn mác lên, để “hàng vừa rẻ lại đỡ tốn kém đầu tưcông nghệ”.

Hàng Trung Quốc gắn mác Việt

Đơn cử, công ty Bích T. (Lạng Giang, Bắc Giang) sau khi nhập toàn bộ côngnghệ sản xuất các loại bình thuốc sâu, pháo giấy của Trung Quốc đã cho ranhững sản phẩm đồng loại, giống hệt các sản phẩm của phía Trung Quốc vàkhông hề có nhãn mác hay bản quyền sản phẩm.

Thậm chí, để sản xuất các loạisản phẩm của mình, Bích T. đã nhập toàn bộ nguyên liệu bên Trung Quốc. Tươngtự, thương hiệu nồi cơm điện Media được sản xuất tại Việt Nam dưới dâychuyền của người Trung Quốc, gắn mác “made in China” bày bán tràn lan tạinhiều cửa hàng đồ điện gia dụng trên toàn quốc.

Còn các loại ống hấp thụ năng lương mặt trời cho máy nước nóng sử dụng nguồntài nguyên vô tận từ thiên trên thị trường thì 100%  có nguồn gốc từ TrungQuốc. Nhưng mặt hàng này được các thương hiệu trong nước nhập công nghệ vềsản xuất, hoặc nhập lậu nguyên sản phẩm đó và gắn nhãn của mình lên.

Theo Đoàn Tân
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.