Lộc rừng mỗi năm chỉ có 1 lần, giá đến 200.000 đồng/kg, dân buôn ngày bán cả tạ

Loại rau này mọc tự nhiên trong rừng, cứ vào mùa người dân Yên Bái lại kéo nhau đi đào, lấy về bán.

Từ tháng 1-3 âm lịch, cây măng sặt nhú lên khỏi mặt đất 10-15cm, người dân vùng huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại lên rừng thu hoạch mầm măng bằng cuốc, thuổng. Loại măng này càng đào thường xuyên, càng lên mạnh. Cây sặt có tuổi đời 2-3 năm sẽ mọc nhiều măng.

Trước đây, măng sặt mọc tự nhiên. Mấy năm trở lại đây, nhận thấy không chỉ người dân địa phương mà cả người dân các tỉnh miền xuôi cũng rất thích măng sặt, đồng bào vùng cao Yên Bái đã mở rộng diện tích trồng loại cây này.

“Loại măng này ăn rất ngọt và ngon, chỉ cần luộc 15 phút rồi chấm với muối ớt, kèm theo hạt mắc khén và tỏi cũng ngon lắm", chị Thu Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.

Lộc rừng mỗi năm chỉ có 1 lần, giá đến 200.000 đồng/kg, dân buôn ngày bán cả tạ-1

Măng sặt đang được rao bán ở Hà Nội với giá dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg đã bóc vỏ.

Măng sặt thuộc họ tre và khá lành tính. Loại măng này có kích thước to hơn ngón cái và búp măng thẳng. Măng sặt được trồng trên đất Yên Bái là loại măng lành tính, đặc và khi ăn vào có vị ngọt thơm.

Cứ mỗi mùa măng mọc là tỉnh Yên Bái lại cung cấp măng đi khắp các tỉnh thành để bán cho những thực khách yêu thích. Loại măng này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng trong bữa cơm gia đình.

Theo chị Hạnh Vũ (Yên Bái), mùa măng sặt thường chỉ có trong vòng hai tháng nên người dân cũng phải tranh thủ thu hoạch măng. Nếu không đúng vụ, loại măng này mất đi vị ngọt tự nhiên, ăn đắng và khô, rất khó ăn. Còn đúng vụ, măng sặt lại rất ngon và ngọt khiến nhiều người mê mẩn.

“Loại măng này nhỏ, sống ở dưới đất nên người thu hoạch thường dùng lưỡi dao xén các ngọn măng trồi lên trên mặt đất. Còn những búp măng non, họ sẽ dùng thuổng, cuốc hoặc khéo léo dùng dao để đào lên nhằm không để thịt măng bị cứa vào”, chị chia sẻ.

Khác với những loại măng khác, măng sặt thường có gốc vàng và ngọn màu xanh, vỏ bóng. Cứ vào vụ, chị lại thu mua của những người dân đi đào măng về bán cho khách hàng các tỉnh. Mỗi ngày, chị xuất bán hàng tạ cho các đầu mối ở các tỉnh.

Lộc rừng mỗi năm chỉ có 1 lần, giá đến 200.000 đồng/kg, dân buôn ngày bán cả tạ-2

Dân buôn ngày bán hàng tạ cho các đầu mối các tỉnh.

Chị Phan Linh Trang – một đầu mối bán măng sặt ở Hà Nội, cho biết măng sặt này có theo mùa, hiện đang vào đúng vụ nên số lượng có rất nhiều. Tuy nhiên, để đặt hàng, chị thường phải báo cho mối buôn trên Yên Bái để họ gom đủ, bóc măng và đóng túi hút chân không mới gửi xuống Hà Nội. Mỗi gói măng hút chân không là một kg, giá bán 80.000 đồng.

“Vì măng sặt cần ăn tươi mới ngon nhất nên tôi thường gom đơn trước, mỗi tuần tôi nhập về 2 chuyến, mỗi chuyến 50kg. Khi nhận hàng về, tôi sẽ check và chia đơn, vận chuyển cho khách trong ngày”, chị chia sẻ.

Theo chị, măng sặt sau khi nhận người dùng nên chế biến luôn để đảm bảo măng ngon nhất. Chỉ cần rửa sạch là có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Cụ thể, một số món như luộc chấm mắm tôm hoặc mẻ, xào thịt bò, nấu canh xương,...

Trên thị trường, măng sặt đang được rao bán rất nhiều, giá bán cũng cao thấp tuỳ thuộc vào từng tỉnh. Ở Hà Nội, với những loại bóc sẵn, giá bán dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg. Đầu vụ, loại măng này được rao bán ở Hà Nội với giá lên đến 200.000 đồng/kg.

Theo Nông thông việt

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nongthonviet.com.vn/loc-rung-moi-nam-chi-co-1-lan-gia-den-200000-dongkg-dan-buon-ngay-ban-ca-ta-1450603.ngn

đặc sản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.