Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”

Nếu tư duy kinh tế bắt đầu từ phát huy lợi thế sosánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước thì chúng ta sẽ không gặp cảnh “cảnước có 63 nền kinh tế tỉnh và 1 nền kinh tế quốc gia” như nhiều nhà khoa học đãnhận xét.

Nếu tư duy kinh tế bắtđầu từ phát huy lợi thế so sánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước thì chúngta sẽ không gặp cảnh “cả nước có 63 nền kinh tế tỉnh và 1 nền kinh tế quốc gia”như nhiều nhà khoa học đã nhận xét.

Tiếp tục cuộc trao đổi với chúng tôi xoay quanh chủ đề “Mô hình tăng trưởng củaViệt Nam: Thay đổi theo hướng nào?”, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu củanền kinh tế...

Chuyển từ định tính sang định lượng

Trước kỳ họp Quốc hội thứ sáu, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông có chorằng đã đến lúc bắt đầu phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế.Phải chăng đây cũng chính là một vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững?

Tư duy kinh tế của chúng ta cần bắt đầu từ tư duy phát huy lợi thế so sánh củacác tỉnh, các vùng trong cả nước, cũng tương tự như so sánh vị trí của Việt Namvới các nước trong khu vực về một mặt hàng chủ lực nào đó, như lúa hay cà phêchẳng hạn.

Nếu theo tư duy này, chúng ta sẽ không gặp cảnh “cả nước có 63 nền kinh tế tỉnhvà 1 nền kinh tế quốc gia” như nhiều nhà khoa học đã nhận xét.

Tôi xin lấy dẫn chứng để độc giả có thể cảm nhận rõ hơn. Ví dụ đối với một tỉnhcó nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, vềnước. Nếu như hiện nay, chúng ta vẫn giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%/nămthì tỉnh đó nhất định sẽ chuyển một phần diện tích trồng lúa sang làm khu côngnghiệp. 

Vì tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chỉ từ 3-4%, còn công nghiệp thì có thểđạt 15-16%/năm. Sau một kế hoạch 5 năm, chắc chắn diện tích đất nông nghiệp sẽgiảm, tỉnh đó mất dần lợi thế về nông nghiệp và an ninh lương thực sẽ bị đe dọa.

Nhưng nếu đổi mới tư duy, giao chỉ tiêu sản lượng lúa, thủy hải sản phù hợp cònđầu tư về hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội Nhà nước sẽ cấp từ ngân sách, thì tấtnhiên tỉnh đó sẽ tập trung vào nghiên cứu phát triển giống lúa mới có chất lượngvà năng suất cao. Đồng thời cũng tập trung quy trình nuôi thủy sản chất lượngcao, gần với tự nhiên hơn. 

Những sản phẩm đó khi xuất khẩu sẽ có giá hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Như vậy,người nông dân được lợi vì thu nhập bình quân trên 1 ha sẽ cao hơn, diện tíchđất nông nghiệp chuyển sang làm việc khác ít hơn, số lượng người nông dân cóviệc làm và thu nhập ổn định sẽ cao hơn.

Đời sống người nông dân được cải thiện, họ sẽ đóng góp nhiều hơn trong việc cảithiện chất lượng mạng lưới đường liên thôn, liên ấp hay trạm y tế... Đó cũngchính là kế hoạch tổng thể thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về tam nông.Trong lý thuyết phát triển bền vững, tam nông tức là tạo ra thu nhập nhiều hơntrên cùng một diện tích, tạo ra nhiều việc làm hơn trên cùng một diện tích đó vàquan trọng là tạo điều kiện để người nông dân thực hiện ly nông bất ly hương.

Tôi xin nói cụ thể hơn để độc giả dễ hình dung. Cũng 1 gia đình nông dân có 5công ruộng, nếu chúng ta hỗ trợ để họ trồng lúa loại chất lượng cao  rồi hỗ trợthâm canh 1 lúa, 1 tôm thì giá trị trên 1 công ruộng đó sẽ cao hơn.

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”

Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất xe máy của hãng Piaggio, đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc. Theo ông Nguyễn Đức Kiên, cần có tư duy phát huy lợi thế so sánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước (Ảnh: Reuters)

Nhưng vấn đề sử dụng rơm rạ như thế nào? Dùnglàm nguyên liệu nấm rơm hay để ủ làm phân hữu cơ?Hay dùng làm phụ gia cho vật liệu xây dựng khôngnung?

Con em những gia đình nông dân đó sẽ là ngườitrực tiếp tham gia làm nấm rơm, làm vật liệu xâydựng,  họ sẽ có thu nhập cao hơn chỉ làm riênglúa. Con em họ có việc làm, môi trường xã hội sẽlành mạnh hơn, đó là 3 cạnh của tam giác pháttriển bền vững.

Cái mới ở đây chính là lý thuyết xác định đượchỗ trợ đến mức nào thì sản xuất nông nghiệp phảidừng mà chuyển sang sản xuất khác.

Những điều đó cũng chính là mục tiêu của pháttriển bền vững phải không, thưa ông? Vậy với lýthuyết phát triển bền vững thì có thể hình dungsự thay đổi căn bản nhất về hệ thống chỉ tiêukinh tế - xã hội - môi trường sẽ được xác địnhtheo mục tiêu ưu tiên và lợi thế so sánh của cảnước cũng như của từng địa phương?

Đúng thế, nói về học thuật thì nghe có vẻ xa lạ,nhưng khi triển khai vào thực tế cuộc sống thìđó là những điều lâu nay chúng ta đã làm ở đâuđó, đã bàn nhiều lần nhưng chưa đặt nó vào trongmột mối liên hệ tổng thể phát triển kinh tế - xãhội.

Nó chính là việc thể hiện mục tiêu của chúng tatừ định tính chuyển sang định lượng phù hợp vớisự phát triển của đất nước. Qua hệ thống chỉtiêu này mọi người dân có thể để dàng đánh giámức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân, cơquan.

Nhưng với sự chậm trễ trong xây dựng đề ánđẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ViệtNam để thực hiện công nghiệp hóa như ông đã nóiở trên, liệu hệ thống chỉ tiêu này khi nào mớiđược xây dựng theo hướng đó?

Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, Bộ Kế hoạch và Đầutư đã gửi đến đại biểu đề cương xây dựng đề ánnày. Nếu không có gì thay đổi thì tôi tin làtrong kỳ họp thứ bảy tới đây sẽ có bản đề ántương đối hoàn chỉnh, cũng có thể là một đề ánriêng hoặc là các phần riêng trong một kế hoạch5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10năm.

Song, theo tôi thì có đề án riêng hay chung cũngkhông quan trọng lắm. Cái quan trọng là các ýtưởng đó được thể hiện ra các con số định lượngnhư thế nào. Đặt các con số đó trong bối cảnhđất nước có nhiều cơ hội và thách thức ra saomới quan trọng.

Phải thay đổi mô hình tăng trưởng
 
Đầu năm nay, trả lời báo chí, ông có cho rằng năm 2010 là cơ hội tốt nhất để giải quyết đồngbộ các nút thắt của nền kinh tế, cũng là thời cơđể tập trung xây dựng một kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội dài hơi. Vậy “nút thắt” quantrọng nhất cần tháo gỡ hiện nay là gì?

Theo tôi là phải thay đổi mô hình tăng trưởng.Có mô hình tăng trưởng hợp lý, chúng ta sẽ thựchiện đồng bộ quy hoạch, đầu tư các cơ sở hạ tầngvới giá hợp lý, giảm lưu lượng vận tải không cầnthiết để tránh gây ách tắc giao thông..., gópphần làm giảm chỉ số ICOR, giảm chi phí sản xuất...

Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mô hình tăngtrưởng nhờ vào xuất khẩu với lợi thế nhân côngrẻ, chi phí thấp đã mất dần động lực. Các vấn đềvề thể chế, hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực bấtcập... sẽ được tiếp cận với các góc độ khác nhau,giúp cho việc xử lý thuận lợi hơn. 

Với cách tiếp cận đó, chúng ta thấy việc cònphân biệt lương công nhân của doanh nghiệp ViệtNam với doanh nghiệp nước ngoài là đã lỗi thời,mà trong thời gian 10 năm tới chúng ta phải mờichào các nhà đầu tư bằng đội ngũ người lao độngcó tay nghề cao và kỷ luật lao động công nghiệp.

Vậy với góc nhìn của người nghiên cứu kinh tếvĩ mô, ông mong muốn Quốc hội sẽ đưa ra “nhữngquyết định rõ ràng, có tính chiến lược” như thếnào để có thể thay đổi mô hình tăng trưởng?

Tôi quan niệm rằng Quốc hội cũng cần phải xácđịnh lại những việc gì cần làm ngay và nhữngviệc gì cần giao cho các cơ quan nghiên cứu tiếp.

Nhưng đầu tiên và quan trọng nhất là các chỉtiêu kinh tế vĩ mô trong đó những vấn đề như bộichi ngân sách, trái phiếu chính phủ chiến lượcưu đãi phát triển ngành công nghiệp trọng điểm...Quốc hội cần phải nghiên cứu và cùng với Chínhphủ xây dựng và giám sát việc thực hiện. Khi đãxác định là trọng điểm thì phải tập trung nguồnlực cả về vốn và con người để thực hiện trongthời gian tiến độ quy định.

Ví dụ như xây dựng một nhà máy nhiệt điện vớicông suất 3600MW thì cần bao nhiêu tiền, lấynguồn từ đâu, tiến độ giải ngân là như thế nào?Nguồn nhân lực để quản lý, vận hành ra sao? Đàotạo hay thu hút từ đâu về? Nếu thu hút về có cầnchính sách ưu đãi gì không? Nếu ưu đãi thì cótạo ra chênh lệch giàu nghèo trong vùng dự án rasao có tạo nên bất đồng xã hội không?

Quốc hội chỉ duyệt chủ trương đầu tư chung vàthời gian đưa công trình vào hoạt động mà khôngđi vào chi tiết dự toán, kỹ thuật. Hàng năm,trên cơ sở tiến độ và các yêu cầu về môi trường,xã hội đã được xây dựng, Quốc hội sẽ giám sátviệc triển khai của Chính phủ thông qua chi ngânsách và tiến độ giải ngân. Các yêu cầu của tamgiác phát triển sẽ được sử dụng như là thước đođể đánh giá.

Đó cũng chính là hướng tới mục tiêu phát triểnbền vững.

Thưa ông, kỳ họp Quốc hội thứ bảy đang đếnrất gần. Thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội củaChính phủ, không ít ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại vềchất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và chorằng Chính phủ vẫn đang “nặng” về kinh tế và“nhẹ” về xã hội, môi trường.. Ý kiến riêng củaông thế nào?

Lo lắng của các đại biểu là chính đáng vì hàngngày vẫn nhìn thấy cảnh nhiều doanh nghiệp xảnước thải làm ô nhiễm môi trường và chứng kiếnnhiều vấn đề xã hội bức xúc nhưng chậm được giảiquyết.

Nhìn lại năm 2009 thì 8 chỉ tiêu không đạt kếhoạch chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội và môitrường. Trong khi đó, nếu cộng dồn các khoản chicho các vấn đề xã hội - môi trường mà Quốc hộiđã thông qua thì con số này chiếm tỷ lệ nàykhông phải là nhỏ trong tổng chi ngân sách.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng cần phải nhấn mạnhđến vai trò của các cơ quan Quốc hội trong sự“nặng, nhẹ” này.

Trong một bài viết gần đây, TS. Trần Văn, Ủyviên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cũng là ngườicùng tham gia trong nhóm nghiên cứu về lý thuyếtphát triển bền vững đã đề cập vấn đề này. Đó làthông qua các hoạt động giám sát, khảo sát thựctiễn... các cơ quan của Quốc hội có điều kiệnthuận lợi để sớm phát hiện ra các quy luật, xuthế, diễn biến của sự phát triển các mặt tíchcực hay tiêu cực trong 3 đỉnh của tam giác để cógiải pháp tác động trở lại. 

Hơn ai hết, các cơ quan của Quốc hội cần xácđịnh được là khi nào, chính sách phát triển kinhtế - xã hội đã quá chú trọng tới mục tiêu pháttriển kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu bảo vệ môitrường sinh thái; hay đã quá chú trọng tới tốcđộ phát triển mà chưa lường được hết những tácđộng trái chiều đối với xã hội như thu nhập thựctế và đời sống của người dân... 

Đánh giá đúng tình hình và xu thế cũng như quyluật phát triển của 3 đỉnh của tam giác trongmối tương quan phụ thuộc lẫn nhau sẽ giúp đấtnước tiết kiệm được nhiều nguồn lực tài chính vàsử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực đó để vượtqua những thách thức hiện nay và phát triển kinhtế - xã hội bền vững trong dài hạn.

Và các cơ quan của Quốc hội cũng có thể phối hợpchặt chẽ với nhau để thực hiện việc quyết địnhvà giám sát tổng thể chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn đểnền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững.Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xãhội, phát triển nguồn nhân lực, gắn kết với quảnlý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trườngsinh thái.

Theo Ngọc -Thúy
Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.