Năm kỷ lục kim ngạch thương mại Việt - Mỹ

Đó là thông tin được ngài Michael W. Michalak, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mỹ tại Việt Nam, cho biết tại buổi tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam  Mỹ” tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

“Tổng thống Obamađã chọn Việt Nam là một trong 6 thị trường mà doanh nghiệp Mỹ hướng tới. Dựbáo, năm nay là năm phá kỷ lục về kim ngạch thương mại song phương ViệtNam - Mỹ”.

Đó là thông tin được ngài Michael W. Michalak, Đại sứ đặcmệnh toàn quyền Mỹ tại Việt Nam, cho biết tại buổi tọa đàm “Doanh nghiệpViệt Nam và 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ” tổ chức hôm qua tạiHà Nội.

Cũng theo ông Michael W. Michalak, đây đang là giai đoạnmà quan hệ song phương sung sức nhất kể từ khi hai nước bình thường hoá quanhệ (2001) đến nay. Ngài đại sứ chia sẻ: “Các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục thểhiện mối quan tâm sâu sắc tới Việt Nam ngay cả trong khủng hoảng.

Đến thờiđiểm này, chúng tôi chưa nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ảnh hưởng đến mốiquan tâm đó”. Bằng chứng là năm 2009, Mỹ vẫn là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam(9,5 tỷ USD), hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này vẫn tăng 11%, trongkhi nhiều thị trường tăng trưởng âm.

Nhấn mạnh quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp, song hành cùng sự pháttriển kinh tế Việt Nam, đại sứ Mỹ nhận xét: “Việt Nam là một trong nhữngnước chuyển đổi nền kinh tế nhanh nhất thế giới và Mỹ có đóng góp tích cựcvào sự chuyển đổi đó”. Trong bốn năm (2006 - 2009), kim ngạch thương mại haichiều tăng gấp 3 lần và đạt 15,4 tỷ USD vào năm 2009.

Năm kỷ lục kim ngạch thương mại Việt - Mỹ

Việt Nam hiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Mỹ (Ảnh: Ngọc Linh)

Tư vấn cho các doanh nghiệp đang tìm đường và mở rộng xuất khẩu, kinh doanhtại Mỹ, ông Michael W. Michalak nhấn mạnh: “Hãy đảm bảo rằng các bạn đáp ứngtốt các yêu cầu của thị trường Mỹ về chất lượng sản phẩm, hãy tạo sự khácbiệt đối với các nước khác trong khu vực từ cách thức trình bày bao bì xuấtkhẩu đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hấp dẫn các nhà nhập khẩu”.

Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú cũng lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cầntăng cường sức mạnh cạnh tranh, nhất là các mặt hàng công nghiệp chế biến cóhàm lượng giá trị gia tăng cao để tăng kim ngạch vào thị trường Mỹ những nămtới.

Tiếp xúc với đại sứ Mỹ, ông Duy Lợi, Giám đốc công ty tài chính Epartner,mong muốn, cơ quan này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn từthị trường tài chính Mỹ, khi mà lãi suất của thị trường này chỉ 0 - 0,25%(so với tỷ lệ tương ứng 10 - 14% trong nước). Các doanh nghiệp cũng đề xuấtChính phủ hai nước nghiên cứu thành một một quỹ hỗ trợ doanh nghiệp giảiquyết khó khăn trong việc thu hút vốn trong và ngoài nước.

Trước đề xuất củadoanh nghiệp, ngài đại sứ gợi ý, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồnvốn thông qua các ngân hàng Mỹ đang có mặt ở Việt Nam như ANZ, StandardChartered … hoặc liên hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ tại Việt Namđể được trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn cách thức thu hút các nhà đầu tư Mỹ.

Theo Lam Thanh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.