Ngân hàng tăng vốn: Bài toán cuối năm

Để đảm bảo đúng lộ trình thực hiện Nghị định 141CP, ngày 105 mới đây, NHNN đã có văn bản yêu cầu các NHTMCP trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn trước ngày 306.

Mức vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng vàgiảm tỷ lệ sở hữu tối đa đối với cổ đông cá nhân và tổ chức được coi là biệnpháp mạnh tay của cơ quan quản lý nhà nước nhằm sàng lọc những cá thể yếukém trong hệ thống ngân hàng (NH).

Để đảm bảo đúng lộ trình thựchiện Nghị định 141/CP, ngày 10/5 mới đây, NHNN đã có văn bản yêu cầu các NHTMCPtrình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn trước ngày 30/6.

Kiên quyết thanh lọc

Kiên quyếthơn so với lần tăng vốn lên 1.000 tỷ trong năm 2008, trong lần thực hiện này cơquan quản lý nhà nước có thể không cho các NH thêm một cơ hội trì hoãn nào nữa.Quy mô vốn cùng việc kiểm soát chặt chẽ quyền sở hữu là những biện pháp mạnh taynhằm thanh lọc hệ thông ngân hàng.

Yêu cầutrình kế hoạch tăng vốn đặt áp lực lớn lên các NHTMCP hiện còn có mức vốn dưới3,000 tỷ khi chỉ còn hơn 1 tháng để chuẩn bị hoàn tất cho một phương án khả thi.Tăng bao nhiều vốn? Huy động từ nguồn nào? Phương án sử dụng vốn ra sao sau khităng? Làm sao đảm bảo lợi nhuận và lợi tức cho cổ đông? Cải thiện năng lực quảntrị bằng cách nào ? Đó là những câu hỏi lớn làm đau đầu các TCTD.

Điều đángnói là số lượng NH chưa đủ điều kiện về vốn hiện còn khá nhiều. Viện Nghiên cứuThị trường giá cả - Bộ Tài chính cho biết, tính đến tháng 3/2010, VN có 39NHTMCP, trong đó, mới chỉ có 9/39 có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng. Còn lại, có21/39 ngân hàng dưới 2,000 tỷ đồng; 9/39 NH có vốn nằm trong khoảng 2.000 -3.000 tỷ đồng.

Cứ làm mộtphép tính đơn giản, giả sử trung bình vốn điều lệ của nhóm NH có vốn điều lệdưới 2.000 tỷ đồng là 1.500 tỷ đồng và của nhóm NH trong khoảng 2.000 - 3.000 tỷđồng trung bình là 2.500 tỷ đồng thì tổng số vốn tối thiểu cần được huy động sẽlà 36.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 20% tổng giá trị vốn điều lệ của sànniêm yết hiện nay.

Ngân hàng tăng vốn: Bài toán cuối năm

Sau khi tăng vốn thành công, vấn đề thách thức đối với các NH là sử dụng vốn thu được như thế nào cho hiệu quả

Trong bốicảnh các NH tăng vốn đồng loạt dưới sức ép đảm bảo đúng quy định, tìm kiếm cơhội tăng vốn là thách thức lớn đối với từng TCTD. Đa phần NH đều chọn giải phápphát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên do được cholà phương án khả thi hơn cả. Ngoài ra, một số ít nhờ năng lực hoạt động nhạy bénđã chào mời và thu hút được sự tham gia của các đối tác chiến lược nước ngoàinhư OCB và Southern Bank hay VIB.

Một số NHniêm yết trên sàn giao dịch như MB, HabuBank, NH Hàng Hải. Tuy nhiên, kênh huyđộng này thường chỉ phát huy hiệu quả đối với các NH có tính đại chúng cao.

Hơn nữa,việc phát hành trên sàn niêm yết trong thời gian tới cũng sẽ gặp không ít cạnhtranh do các “đại gia” của ngành NH như VietinBank, SacomBank hay ACB cũng đangcó kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ thêm 1.500 - 2.000 tỷ đồng qua kênh này. Ngoàira, lòng tin vào cổ phiếu NH trong thời gian gần đây có nhiều giảm sút, do đó,giá không còn cao như trước.

Sự thay đổi lớn

Thêm vàonhững áp lực trong việc tìm nguồn kêu gọi vốn, quy định chặt chẽ hơn về quyền sởhữu cổ phần trong các TCTD có thể thắt thêm cho những khó khăn mà các NHTMCPđang phải đối mặt.

Gần đây, Dựthảo sửa đổi Luật các TCTD đã đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông cánhân và tổ chức xuống mức tương ứng là 5% và 15% thay vì mức 10% và 20% đang ápdụng. Tỷ lệ này giúp làm giảm quyền chi phối và kiểm soát của một số ít cổ đôngkhi quy mô vốn tăng lên 3,000 tỷ. Tuy nhiên, nó lại khiến cho cơ hội về huy độngvốn từ các cổ đông lớn của các NH nhỏ này cũng trở nên hẹp hơn.

Sau khităng vốn thành công, vấn đề thách thức đối với các NH là sử dụng vốn thu đượcnhư thế nào cho hiệu quả, đảm bảo lợi ích cổ đông vẫn được duy trì. DN sản xuấtkinh doanh, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sẽ là những kênhhấp thụ chính của nguồn vốn này. Dòng tiền sẽ chảy vào đâu và hiệu quả đầu tưcủa từng thị trường như thế nào? Đó là bài toán của những tháng cuối năm 2010 vàcủa năm 2011.

Đối vớinhững NH không thể nâng đủ vốn điều lệ, việc buộc chấm dứt tư cách pháp nhânđược đánh giá là biện pháp mạnh tay đối với nhiều NH, những đơn vị có quy mô nhỏnhưng hoạt động hiệu quả.

Thay vào đó,các TCTD chưa đủ điều kiện này nên bị hạn chế về quy mô cũng như lĩnh vực hoạtđộng cho tới khi nào nâng đủ vốn điều lệ. Các NH này sẽ phải chọn tập trung đầutư và khai thác thế mạnh cũng như chất lượng dịch vụ tốt để có thể cạnh tranhhiệu quả với các NH khác. Nếu không, tìm kiếm đối tác M&A có thể là nỗ lực cuốicùng cho sự tồn tại.

TheoNgân hàng tăng vốn: Bài toán cuối năm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.