Ngược xuôi tìm lối ra cho hàng Việt

Chuyến đi mở hàng đầu năm 2010của những người thực hiện chương trình hàng Việt về nông thôn diễn ra ngày 81,tại tỉnh Đồng Tháp.

Chuyến đi mở hàng đầu năm 2010của những người thực hiện chương trình hàng Việt về nông thôn diễn ra ngày 8-1,tại tỉnh Đồng Tháp.

Chương trình kéo dài trong 3 ngàytại huyện Châu Thành và Lai Vung với sự tham gia của 44 doanh nghiệp (DN) trongnước thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.

Đây là chuyến đi tiếp nối chuỗi18 phiên chợ bán hàng nông thôn thành công tại nhiều địa phương trong năm 2009do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ kinh doanh (BSA) tổ chức.

Bên cạnh hoạt động bán hàng chongười tiêu dùng nông thôn, chương trình còn có những hoạt động hỗ trợ khác nhưhuấn luyện tiểu thương bán lẻ, tư vấn sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng chonông dân...

Ngay trong buổi đầu tổ chức, đãcó hàng nghìn người dân địa phương tìm đến phiên chợ hàng Việt để mua sắm vàgiao lưu học hỏi kinh nghiệm.

Trong khi đó, một nỗ lực khácnhằm đưa nông sản và đặc sản làng nghề về thành phố cũng diễn ra song hành tạiĐồng Tháp. Đó là tọa đàm kết nối nông dân với DN chế biến và nhà phân phối vớisự tham dự của gần 30 nhà vườn tại địa phương cùng nhiều DN và các chuyên gia.

Ngược xuôi tìm lối ra cho hàng Việt

Tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp) ngày 8 -1, nông dân và các DN cùng tìm đường đi cho nông sản ra phố

Điểm yếu nhất của các nhà vườnhiện nay được nhìn nhận là trình độ, năng lực sản xuất thấp; thiếu thông tin vềgiống, tiêu chuẩn, thị trường; không có sự liên kết...

Các nhà vườn bày tỏ mong muốnnhận được sự hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước về kỹ thuật, quảng bá thươnghiệu và thông tin về tiêu chuẩn (GAP), liên kết các nhà sản xuất. Các nhà vườncũng mong muốn DN hỗ trợ nông dân và không ép giá những khi nông dân gặp khókhăn.

Ông Hoàng Trọng, chuyên gia thịtrường tại TP Hồ Chí Minh khuyên: “Đừng quá trông chờ vào nhà nước, mỗi nông dâncần tự giúp mình, đó là liên kết với nhau trong trồng trọt, chăn nuôi để làm ănlớn, bài bản, có tổ chức…”.

Ông Trọng cho rằng, chỉ có nôngdân mới tự mình giải quyết được những vấn đề của mình, và khi giải quyết đượccác vấn đề đó thì các vấn đề khác sẽ dần được giải quyết.

Lý giải vì sao nông dân thích báncho thương lái hơn bán cho DN, ông Nguyễn Lâm Viên - TGĐ Công ty Vinamit nhìnnhận: Bán cho thương lái diễn ra ngay tại nhà, dễ thỏa thuận giá cả, được nhậntiền trước, không phải kiểm định.Trong khi đó nông dân bán cho DN phải chở nôngsản đi, phải kiểm định, nhận tiền sau… nên họ không thích.

Một mặt thừa nhận việc bán chothương lái là tiện lợi, mặt khác ông Viên khuyên nông dân phải thay đổi cách suynghĩ, cách làm việc, tầm nhìn và các mối quan hệ mới giúp cho việc sản xuất vàđầu ra sản phẩm được tốt hơn.

Ông Viên cũng khuyên các hộ nôngdân nên liên kết  thành lập các DN ngay tại nông thôn để được khấu trừ thuế giátrị gia tăng đầu vào và được hưởng ưu đãi từ các chính sách hỗ trợ nông nghiệpcủa Chính phủ.

Theo Đại Dương
Ngược xuôi tìm lối ra cho hàng Việt



Ngộ độc thực phẩm 'rình rập' từ hàng quán xung quanh trường học
Dù các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đã cảnh báo nhiều nhưng tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn, uống đồ ăn bán trước cổng trường vẫn tái diễn. Các hàng quán bán các loại quà vặt, thực phẩm cho học sinh vẫn tiếp tục tấp nập phục vụ các 'thượng đế nhí'.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.