Nhiều doanh nghiệp Mỹ xem xét bỏ Trung Quốc sang Việt Nam

Nhật báo Wall Street trong trích lời ông Mike Devine, kế toán trưởng của tập đoàn Coach Inc., cho biết tập đoàn này đang hướng tới việc chuyển sản xuất sang những nơi có chi phí thấp hơn, nhiều khả năng là Việt Nam và Ấn Độ.

Chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc buộc các công ty bán lẻ hàngmay mặc và hàng phụ trợ của Mỹ như tập đoàn AnnTaylor Stores Corp., Coach Inc.và Guess Inc. đang xem xét chuyển cơ sở sản xuất sang các nước khác có lực lượnglao động rẻ hơn như Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ xem xét bỏ Trung Quốc sang Việt Nam
Nhật báo Wall Street trong trích lời ông Mike Devine, kếtoán trưởng của tập đoàn CoachInc., cho biết tập đoàn này đang hướng tới việc chuyển sản xuất sang nhữngnơi có chi phí thấp hơn, nhiều khả năng là Việt Nam và Ấn Độ.

Kế toán trưởng của tập đoàn Guess Inc., ông Dennis Secor, thì cho biết GuessInc. có thể xây dựng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Campuchia và Indonesia.

Ông Rick Darling, Chủ tịch công ty LF USA, chi nhánh của Tổng công ty Li & FungLtd. đóng tại Hồng Công, cho biết mức tăng lương tối thiểu, có nơi lên tới 20%,áp dụng từ ngày 1/5/2010 làm tăng chi phí lao động tại Trung Quốc lên từ 5% đến15%.

Việc này đang gây sức ép lên các công ty của Mỹ chuyên kinh doanh hàng maymặc và hàng phụ trợ vì hoạt động kinh doanh của các công ty này trước đây dựavào lao động giá thấp là chính. Chi phí sợi bông và vận chuyển cũng tăng, làmchi phí của các công ty bán lẻ hàng may mặc tại Trung Quốc tăng từ 2%-5%/năm.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ xem xét bỏ Trung Quốc sang Việt Nam
Chi phí lao động rẻ tại Việt Nam đang hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ

Theo ông Jeremy Rubman, nhà nghiên cứu chiến lược tại tập đoàn tư vấn KurtSalmon Associates, tăng chi phí lao động vào thời điểm này là rất không nên vìkhông ai muốn mất khách hàng vừa mới quay trở lại thị trường sau cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu vừa qua.

Ông Rubman cho rằng ngoài chi phí lao động,chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất, vậnchuyển, kiểm tra chất lượng và đào tạo. Theo chiến lược gia này, kỹnăng của lực lượng lao độngTrung Quốc cũng như sự thích ứng của Trung Quốc đối với cách thức và yêu cầu củacác công ty Mỹ vượt lên hẳn các nước châu Á khác.

Kế toán trưởng của tập đoàn AnnTaylor, ông Michael Nicholson cho biết tập đoànđã làm việc với 15 nhà cung cấp hàng đầu chịu trách nhiệm sản xuất khoảng60%-65% sản phẩm của tập đoàn, về việc di chuyển địa điểm sản xuất sang các nướccó chi phí lao động thấp hơn. Tuy nhiên, ông Nicholson cho rằng họ chỉ di chuyểnmột khi những nơi mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Andrew Jassin, Giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn Jassin Consulting Group,nói rằng Việt Nam là nơi có nguồn lao động dồi dào nhưng ngành dệt ở Việt Namkhông phát triển như ở Trung Quốc và vì vậy, các công ty Mỹ phải chuyển vải sợisang.

Theo Minh Tâm
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.