Việt Nam hưởng lợi nhờ lao động Trung Quốc đòi tăng lương

Theo giới chuyên gia kinh tế, những cuộc đình công này và mức lương tại các nhà máy của Foxconn (Đài Loan) ở Thâm Quyến tăng hơn 100% là những biểu hiện rõ ràng rằng kinh tế Trung Quốc đang hướng tới “bước ngoặt Lewis” (một học thuyết kinh tế được lấy theo tên nhà kinh tế được giải Nobel, Arthur Lewis)

Gần đây tại các nhà máy của Honda ở Trung Quốc liên tiếp diễnra các cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương.

Theo giới chuyên gia kinh tế, những cuộc đình công này và mức lương tại cácnhà máy của Foxconn (Đài Loan) ở Thâm Quyến tăng hơn 100% là những biểu hiện rõràng rằng kinhtế Trung Quốc đang hướng tới“bước ngoặt Lewis” (một học thuyết kinh tế được lấy theo tên nhà kinh tế đượcgiải Nobel, Arthur Lewis). Hậu quả là các nhà sản xuất có thể chuyển sang nhữngnước có chi phí nhân công rẻ hơn như Việt Nam và Ấn Độ.

Theo Robert Tignor, giáo sư về lịch sử hiện đại và đương đại tại trường đại họcPrinceton (Mỹ) thì Trung Quốc đang đánh mất những lợi thế cạnh tranh từng có.Trong bối cảnh này, những quốc gia với chi phí lương thấp như Việt Nam và ẤnĐộ sẽ có lợi, thu hút được nhiều hoạt động sản xuất.

Việt Nam hưởng lợi nhờ lao động Trung Quốc đòi tăng lương
Công nhân nhà máy Honda ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đình công đòi tăng lương

Hãng Morgan Stanley ước tính lương tối thiểu ở Thượng Hải là 141 USD/tháng,trong khi ở Mumbai là 77 USD, còn ở Hà Nội là 74 USD. Jim Walker, chuyên giakinh tế của Asianomics tại Hồng Kông, kết luận trong các ngành công nghiệp xuấtkhẩu giá trị thấp, Trung Quốc rõ ràng đang mất tính cạnh tranh so với những nướckhác như Việt Nam.

Hoàng Nghĩa Bình, cựu chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực châu Á của ngânhàng Citigroup, nhận định Trung Quốc, từng là thị trường dồi dào về lao độnggiá rẻ, giờ đang đứng trước “bước ngoặt Lewis”, khi lao động dư thừa “bay hơi”khiến chi phí lương tăng và tiêu dùng cùng lạm phát cũng tăng theo.

Theo chuyêngia này, nếu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã chứng kiến sự nổi lên nhanh chóngcủa Trung Quốc như là công xưởng của thế giới thì giai đoạn “hậu Lewis” có thểlà hình ảnh ngược lại, với các hoạt động sản xuất toàn cầu không còn chỉ tậptrung ở nước này nữa.

“Bước ngoặt Lewis” đánh dấu giai đoạn mà tính cạnh tranh sản xuất và tốc độ tăngtrưởng bắt đầu đi xuống khi các chi phí lao động tăng. Lục Đình, chuyên giakinh tế của Bank of America Merrill Lynch tại Hồng Kông, cho rằng tốc độ tăngtrưởng kinh tế dự kiến của Trung Quốc có thể từ 11% giảm xuống 9% vào giữa nămnay, do tác động của tình trạng lực lượng lao động trẻ bị thu hẹp.

Một công thức để xác định tình trạng thiếu hụt lao động bắt đầu xảy ra là khi tỷlệ việc làm trống trên số người tìm việc cao hơn 0,96. Tỷ lệ này ở miền ĐôngTrung Quốc trong tháng 5 vừa qua là 1,01 còn ở khu vực châu thổ sông Chu lên đến1,26. Nguồn cung từ lao động ngoại tỉnh thích hợp cho các công việc đòi hỏinhiều lao động cũng giảm mạnh từ 120 triệu năm 2007 xuống chỉ còn khoảng 25triệu, càng gây sức ép hơn cho các thị trường lao động ở những tỉnh miền Đông.

Việt Nam hưởng lợi nhờ lao động Trung Quốc đòi tăng lương
Nhờ chi phí nhân công rẻ, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc người lao động Trung Quốc được tăng lương

Gói kích thích kinh tế 4.000 tỷ Nhân dân tệ vừa qua cũng tạo nên cơn sốt xâydựng và nhiều việc làm hơn ở miền Tây và miền Trung Trung Quốc. Chính vì thế,các khu vực nhà máy ở duyên hải càng khó thu hút lao động bởi giờ đây, công nhânkhông muốn xa nhà khi có thể tìm được việc làm ngay ở gần.

Trùng Khánh, thànhphố có tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới 14,9% trong năm ngoái, là một ví dụ.Công nhân Trùng Khánh trước đây thường đi đến vùng duyên hải phía Đông để làmviệc, còn giờ họ không muốn đi xa như vậy khi thành phố này đang bùng nổ kinh tế,với sự góp mặt của nhiều công ty.

Xuất khẩu phục hồi cũng tạo thêm sức ép cho thị trường lao động Trung Quốc.Tháng 5 vừa qua, lượng hàng xuất khẩu của nước này tăng 48,5% so với cùng kỳ nămtrước và là mức tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm qua.

Theo số liệu của Cục Thốngkê Trung Quốc, năm 2009, số lao động tuyển dụng ở các tỉnh miền Đông, “xươngsống” cho tăng trưởng kinh tế nước này suốt 3 thập kỷ qua, đã giảm xuống còn 8,8triệu người, do công nhân muốn tiến sâu vào các tỉnh sâu trong đất liền hơn vìlương ở đó ngày càng tăng. Khoảng cách lương giữa khu vực miền Đông và các vùngnội địa giờ chỉ còn 5%, giảm mạnh so với 15% cách đây 5 năm.

Theo Minh Tâm
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.