Quốc hội Mỹ lắp “vòng kim cô” với FED

Cục Dự trữ liên bang Mỹ(FED) sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơncủa Quốc hội Mỹ sau làn sóng chỉ trích dữ dội vai trò của “ngân hàngtrung ương”trong cuộc khủng hoảng tài chính 20072009.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơncủa Quốc hội Mỹ sau làn sóng chỉ trích dữ dội vai trò của “ngân hàng trung ương”trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Quốc hội Mỹ lắp “vòng kim cô” với FED
Ngày 16-6, các nghị sĩ Mỹ đàm phán để tích hợp hai phiên bản dự luật cải tổ tàichính của hai viện cho phép cơ quan điều tra của quốc hội giám sát các hoạt độnggiao dịch quan trọng nhất của FED.

Theo đó, Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ (GAO) sẽ kiểm toán các khoảncho vay khẩn cấp của FED cho các tổ chức tài chính trong thời điểm khủng hoảngtài chính, các khoản cho vay lãi suất thấp cho các ngân hàng và các thỏa thuậnmua bán chứng khoán của FED nhằm xác lập chính sách tiền tệ.

“FED sẽ trở nên minh bạch hơn nhiều và sẽ thường xuyên bị kiểm tra” - hạ nghị sĩDân chủ Melvin Watt khẳng định.

FED là ngân hàng tư nhân?

Giới chuyên gia đã buộc tội FED góp phần “đổ dầu vào lửa” khiến cuộc khủng hoảngtài chính 2007-2009 bùng nổ. Nhiều nhà kinh tế, như ông John Taylor cáo buộcchính sách lãi suất của FED đã dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản tại Mỹ.

Theo họ, giá nhà đất ở Mỹ tăng vọt trong thập niên đầu thế kỷ 21 không phải docung - cầu mà do FED đẩy cầu lên khi giữ lãi suất cho vay ở mức rất thấp, dẫnđến tình trạng người dân vay quá nhiều và mua nhà một cách khinh suất.

Bong bóng bất động sản bùng nổ, thị trường nhà đất sụp đổ dẫn đến cuộc khủnghoảng tài chính. “FED không phải là thủ phạm duy nhất của cuộc khủng hoảng tàichính, nhưng đã châm dầu vào lửa khi giữ mức lãi suất 1% vào năm 2003-2004 vàchỉ tăng quá ít trong các năm 2004-2006” - nhà kinh tế David Malpass cáo buộc.

Quốc hội Mỹ lắp “vòng kim cô” với FED
Chủ tịch FED Ben Bernanke (bìa trái) sau buổi nói chuyện về cải cách hệ thống tài chính tại Đại học Columbia ngày 16-6 ở New York (Mỹ) (Ảnh: AFP)

Một trong những chỉ trích FED thường hứng chịu là FED quá thân cận với giới ngânhàng, đối tượng mà nó giám sát. Trên thực tế, nếu nhìn vào cơ cấu của FED, cóthể thấy cáo buộc này có cơ sở.

FED bao gồm một cơ quan trung ương là ban thống đốc ở Washington và 12 chi nhánhFED địa phương. Theo định nghĩa của FED (),các chi nhánh FED địa phương là “các cánh tay hoạt động của hệ thống ngân hàngtrung ương, và chúng bao gồm cả các yếu tố công và tư trong tổ chức”. Mỗi chinhánh FED có chín thành viên trong ban giám đốc.

Các ngân hàng thương mại trong khu vực của chi nhánh FED đó bầu ra ba thành viên,sáu người còn lại do các ngân hàng thành viên của FED và ban thống đốc lựa chọn.FED có khoảng 38 ngân hàng thành viên và các ngân hàng này sở hữu cổ phần vốncủa các chi nhánh FED địa phương.

Các đại gia ngân hàng như Citibank và J.P.Morgan Chase nắm đa số cổ phần của chinhánh FED ở New York. Các chi nhánh FED địa phương chi 6% lợi nhuận cho các cổđông tư nhân này thông qua hình thức cổ tức. Do đó, không ít người đã chỉ tríchFED dù mang tiếng là cơ quan liên bang nhưng thực tế lại là một “ngân hàng tưnhân”.

Từng cho vay 100 tỉ USD/ngày

FED vẫn cứng cựa

Bất chấp sự giám sát chặt chẽ hơn của GAO, quyền lực và sự độc lập của FED vẫn gần như nguyên vẹn. Bởi lẽ sau phản ứng dữ dội của FED, các nghị sĩ đã chấp nhận bỏ hai điều khoản quan trọng khỏi dự luật cải tổ tài chính: đó là việc quốc hội sẽ kiểm tra chính sách thiết lập lãi suất cơ bản của FED - một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, và việc tổng thống sẽ bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh FED tại New York.

Như vậy, ban quản trị FED New York vẫn sẽ tiếp tục bổ nhiệm vị chủ tịch chi nhánh có ảnh hưởng cực lớn này. FED New York là tổ chức duy nhất trong số 12 ngân hàng khu vực của FED có một ghế thường trực trong ủy ban thiết lập chính sách của Ngân hàng trung ương Mỹ. Trước đó, FED cảnh báo hai điều khoản này có thể khiến hoạt động ra quyết định về kinh tế - tài chính của FED chịu ảnh hưởng chính trị từ bên ngoài.

Từ năm ngoái đến nay, ở cả tòa án và Quốc hội Mỹ, FED đã vận động hành lang dữdội để chống lại đề xuất của thượng nghị sĩ độc lập Bernard Sander về việc điềutra chương trình cho vay khẩn cấp của FED từ năm 2007. Tuy nhiên, các tòa án vàthượng viện Mỹ đều buộc FED phải tiết lộ tên các ngân hàng, công ty tài chínhPhố Wall đã vay khẩn cấp từ FED và tài sản các ngân hàng này thế chấp để đượcvay.

“Chúng ta phải vén bức màn bí mật của cơ quan có lẽ là quan trọng nhất trongChính phủ Mỹ” - thượng nghị sĩ Sander tuyên bố.

Nhiều nguồn tin cho biết trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, FED đã cho vaykhẩn cấp hơn 1.000 tỉ USD với mức trung bình 10-11 tỉ USD mỗi tuần. Vào giaiđoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng, FED cho vay hơn 100 tỉ USD mỗi ngày. Hiệntại, FED đã dừng phần lớn các chương trình cho vay khẩn cấp. Ngoài đề xuất củathượng nghị sĩ Sander, các hãng thông tấn như Bloomberg News hay Fox NewsNetwork đã kiện FED ra tòa, đòi FED phải công khai thông tin về chương trình chovay khẩn cấp.

FED từ chối công khai chương trình cho vay khẩn cấp với lý do nếu tiết lộ têncác ngân hàng đã vay thì giới khách hàng có thể nghi ngờ khả năng trả nợ của cácngân hàng này và bỏ chạy. Khi đó, các ngân hàng khác cũng sẽ ngại không muốn vaykhẩn cấp từ FED, dẫn đến nguy cơ chương trình vay khẩn cấp của FED, một công cụquan trọng trong khủng hoảng tài chính, trở nên vô tác dụng. Tuy nhiên, giớichuyên gia cho rằng lập luận của FED không mang tính thuyết phục.

“Người dân Mỹ cần biết hàng ngàn tỉ USD tiền thuế của họ biến đi đâu” - thượngnghị sĩ Sander khẳng định.

Như vậy, dù vẫn còn đầy quyền lực nhưng trong thời gian tới, FED sẽ không còn làmột tổ chức bí mật, bất khả xâm phạm nữa.

Theo Hiếu Trung
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.