Sốt ruột chờ thuế thu nhập cá nhân mới

Đề xuất này dù chưacó kết quả cuối cùng từ Thường trực Ban Bí thư, nhưng đã nhận được nhiều sự đồngtình từ phía người dân và các chuyên gia.

Đề xuất này dù chưa có kết quả cuối cùngtừ Thường trực Ban Bí thư, nhưng đã nhận được nhiều sự đồng tình từ phíangười dân và các chuyên gia.
 
Với phương án thứ hai, Bộ Tài chính đề xuất bỏ bậc 5% trong các bậc thuế thuếthu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, đóng thuế từ bậc thứ hai, với mứcthuế suất 10%. Như vậy, người có thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuốngkhông có người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế TNCN.

Tiến sĩ Tạ Đình Xuyên, Phó giám đốc Trungtâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),cho rằng: “Để sống được bằng thu nhập từ tiền công, tiền lương hiện naylà rất khó khăn, nên phải tính đến mức nào thì nộp thuế TNCN hợp lý. Tôi37 năm công tác, lương hiện nay hơn “bảy phẩy”, thu nhập khoảng 6 triệuđồng một tháng và được gọi là thu nhập cao ở trung tâm này. Nhưng vớithu nhập đó, để chi tiêu cho cá nhân (ăn uống, xăng xe, điện, nước, sinhhoạt phí, điện thoại…) là chật vật, chưa nói đến gia đình còn con nhỏ…”.

Sốt ruột chờ thuế thu nhập cá nhân mới
 

Vì thế, tiến sĩ Xuyên ủng hộ phương án 2, nghĩa là những người có thunhập 9 triệu trở xuống (không người phụ thuộc) thì được miễn thuế TNCN.“Đó cũng là cách chia sẻ với những người có thu nhập từ tiền công, tiềnlương, vì thực tế những người có thu nhập 9 triệu trở lên đối với bộphận này rất hiếm”.  Mặt khác, cũng theo ông Xuyên, đó còn là cách để“Nhà nước nuôi dưỡng nguồn thu”, vì “ai cũng muốn có thu nhập cao để nộpthuế”. Nhưng tiền lương tại Việt Nam vẫn chưa đủ sống, nên cần phải tínhsát để cho bộ phận này “tái tạo sản xuất”. “Ở các nước khác, chi phí choăn uống, sinh hoạt… chỉ chiếm khoảng 40% tiền lương mà người công chứcnhận được, thì tại nước ta, chi phí này có khi lên tới 80%. Tích lũykhông còn thì khó để tái tạo sản xuất”, ông Xuyên nhận xét.

Cũng vậy, anh Trần Quốc Tuấn, giảng viên Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng,nói: “Tôi ủng hộ phương án 2, vì theo phương án 1 (người độc thân dưới 5triệu không phải đóng thuế) quá thiệt thòi với người làm công ăn lương,bởi giá cả tăng quá cao”. 

Đồng tình với phương án2, bỏ bậc thuế 5%, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứuquản lý Kinh tế Trung Ương, tính toán: “Luật thuế TNCN ra đời từ năm2007, từ đó đến nay, lạm phát đã xấp xỉ 50%. Như vậy, nếu tính theo sốtiền thì mức khởi điểm chịu thuế ít nhất đã phải tăng trên 8 triệu đồngmột tháng. Căn cứ vào lạm phát thì phải tăng mức chịu thuế lên chứ khôngphải là giảm thuế cho người dân”.

Nhưng do luật thuế TNCN chưa thể sửa phù hợp với tình hình kinh tế hiệnnay, nên biện pháp “gối đầu” đề xuất miễn thuế cho người có thu nhập từtiền công, tiền lương là hợp lý. “Tại thời điểm này, nếu không miễn thuếTNCN cho người có thu nhập thì thật bất công, vì lạm phát tăng quá cao.Cần thực hiện ngay trong năm 2011”. Bên cạnh đó, tiến sĩ Cung cũng chorằng, sớm sửa luật thuế TNCN: “Nếu chỉ miễn thuế 1 năm, thì đến năm saucó thể lại phải gia hạn thêm thời gian. Nên sửa luật là cần thiết”.

Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia,gạt bỏ phương án 1, vì cho rằng “mức thu nhập 5 triệu trở lên đã phảinộp thuế là không sát với thực tế”. Ủng hộ phương án dưới 9 triệu khôngphải đóng thuế TNCN, ông nhìn nhận, đây là biện pháp để tăng an sinh xãhội. “Chỉ những người có thu nhập từ tiền công, tiền lương mới… dễ “gõđầu” để thu thuế TNCN nhất, còn những đối tượng thu nhập khác hiện rấtkhó, và chính sách thuế phải hiểu rõ rằng, chia sẻ khó khăn với người cóthu nhập cũng là một cách phát triển an sinh xã hội”, ông Kiêm nói. ÔngKiêm cũng cho rằng, không nên chờ đến năm 2012 mới thực thi phương ánmiễn thuế cho người có thu nhập.

Đề xuất của Bộ Tài Chính đã khiến những người làm công ăn lương như được chia sẻ, động viên nhiều hơn. Chị Hương, công nhân Công ty Bánh Kẹo 22, cho biết: “Tôi chưa có gia đình, tăng ca “hết cỡ”, mỗi tháng cũng chỉ nhận hơn 5 triệu đồng. Với 5 triệu đồng, tôi chưa thể “sống khỏe” vì hàng tháng phải nộp TNCN, chi tiền nhà trọ, tiền xe buýt, tiền ăn, chi phí sinh hoạt… Tôi ủng hộ phương án dưới 9 triệu đồng một tháng với người độc thân sẽ được miễn thuế. Nếu phương án này được chấp nhận, mỗi tháng coi như tôi được “tăng lương” gần 200.000 đồng”.

Theo Mỹ Dung

Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.