Tằn tiện lo bữa ăn

Giá thực phẩm, dịch vụ ăn uống tăng, nhiều người đi chợ bớt thịt cá, ăn sáng ởnhà và mang cơm cà mèn đến sở làm. Gia đình thu nhập 10 triệu đồngtháng cũngkhông thể ăn xài như trước.

Giá thực phẩm, dịch vụ ăn uống tăng, nhiều người đi chợ bớt thịt cá, ăn sáng ởnhà và mang cơm cà mèn đến sở làm. Gia đình thu nhập 10 triệu đồng/tháng cũngkhông thể ăn xài như trước.

Nhiều người dân đã tìm phương án thích nghi với giá tăng. Tiết giảm những chitiêu không cần thiết, bỏ thói quen bù khú với bạn bè sau giờ làm đến việc sửdụng điện tối thiểu... là cách thức mà nhiều gia đình thực hiện.

Bữa cơm đạm bạc

Hơn 6g chiều, chị Hoàng Thị Linh (công nhân một công ty ở Khu chế xuất TânThuận, Q.7, TP.HCM) đứng tần ngần giữa chợ tạm Bùi Văn Ba. Chị bối rối vì khôngbiết nên mua gì cho bữa tối. Cá điêu hồng trước tết tầm 28.000-30.000 đồng/kg,giờ đã lên 38.000 đồng/kg, bó rau cải lên 9.000 đồng/kg...

Linh đảo qua đảo lạihàng cá rồi đi tiếp sang hàng rau củ. Sau một hồi, chị chọn mua ba con cá bạc mávới giá 9.000 đồng, mua thêm 3.000 đồng cải chua, một ít hành lá. Vậy là xongbữa cơm. “Mấy con cá này nếu nấu khéo có thể chia thành hai bữa, để dành một ítăn sáng trước khi đi làm” - Linh nói.

Từ sau tết đến nay, công ty đã quyết định tăng lương cơ bản cho công nhân nhưchị Linh lên gần 1,9 triệu đồng/tháng, tăng gần 290.000 đồng/tháng so với trướcđó. Tuy nhiên, với những biến động giá cả như hiện nay, nếu không làm tăng cathì không thể nào đủ sống. Trước tết chủ nhà tăng tiền thuê phòng trọ của cảnhóm rộng chưa đến 7m² từ 700.000 đồng/tháng lên 1 triệu đồng/tháng với lý donâng cấp nền nhà cao hơn để chống ngập.

Ngay đầu năm mới, chủ nhà tiếp tục đánh tiếng sẽ tăng thêm 200.000 đồng/tháng vìgiá cả tăng. Phòng trọ có sáu người, đều làm công nhân. Số tiền Linh phải chicho tiền nhà hiện nay khoảng 300.000 đồng, tính luôn điện nước. Nhưng con số nàysẽ tăng lên khi tiền nước tăng từ 17.000 đồng/m³ lên20.000 đồng/m³ trong tháng3, tiền điện thì xài bao nhiêu trả bấy nhiêu nhưng bao giờ cũng hơn 60.000đồng/tháng.

Tằn tiện lo bữa ăn
Bữa cơm của Tú Quyên (giữa, sinh viên năm 3 ĐH Mở TP.HCM) và các bạn chung phòng: món mặn, rau muống luộc lấy nước làm canh (Ảnh: P.Long)

Mặc dù chỉ nấu một bữa song tiền cơm cũng ngốn của Linh hơn 600.000 đồng/tháng.Linh mới 19 tuổi nhưng chỉ mong sao mình đừng mắc bệnh, có sức khỏe để làm tăngca được nhiều.

Bớt dùng cơm văn phòng

Giá cả tăng cao bây giờ đã thành câu chuyện của mọi nhà. Những bà nội trợ vốnnhạy cảm với giá không có cách nào khác để cân đối ngân sách ngoài tiết kiệm.Chi phí các bữa ăn cũng nằm trong danh mục cắt giảm của nhiều người.

Từ nhiều tháng nay, văn phòng của chị Nguyễn Lan Phương (Q.1, TP.HCM) chộn rộnbởi những bữa cơm trưa. Nằm ngay trung tâm quận 1, bữa cơm trưa văn phòng vốnđắt đỏ giờ càng thêm cao chót vót. Một suất ăn lên đến 27.000-30.000 đồng, tínhcả tháng nhân viên văn phòng như chị Phương mất cả triệu đồng. Nhưng nếu nấu ănở nhà chỉ mất 12.000-15.000 đồng.

Sẵn trong văn phòng có lò vi ba, thế là mọi người trong công ty phát động phongtrào ăn cơm cà mèn. Ban đầu mỗi người tự mang phần cơm ở nhà lên rồi cùng ăn,nhưng nhận thấy sáng nào cũng phải lụi hụi dậy sớm, mọi người mới ra thỏa thuậnmỗi hôm sẽ có một người nấu và mang đi cho cả phòng. “Nấu ăn cho nhiều người lạitiết kiệm chi phí, thưởng thức món các miền, chưa kể một tuần mình mới phải dậysớm một lần thôi” - chị Phương kể.

Chị Ngọc Lan, giáo viên ngụ quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết sau khi giá xăng dầutăng, hàng hóa tại chợ thi nhau tăng. “Khi tô bún bò đầu ngõ tăng từ 20.000 đồnglên 25.000 đồng, có thêm giò heo là 30.000 đồng, tôi quyết định chuyển sang ănsáng tại nhà” - chị Lan cho hay.

Người bán cũng có nỗi khổ riêng. Thời gian gần đây, chị Hai Lành chuyên bán hàngăn sáng tại một con hẻm trên đường Nguyễn Thượng Hiền (phường 5, Bình Thạnh)luôn phải vắt óc tìm cách vừa giữ chân được thực khách quen vừa đảm bảo khoảntiền lời ít ỏi không bị teo lại. Để giải quyết bài toán khó này, chị Lành chobiết đã tìm cách giảm mỗi thứ một ít, với tiêu chí thịt thà, rau cỏ giảm so vớitrước, chất lượng có thể kém hơn nhưng thực khách vẫn... no.

Hỏi chuyện giá, ban quản lý chợ nào cũng lắc đầu, lè lưỡi “chợ lẻ tăng khủngkhiếp thật”. Ông Lê Hoàng Phong, phụ trách ghi nhận giá cả tại chợ đầu mối HócMôn, méo mặt khi gần đây ghé qua chợ lẻ để mua trái cây. Cái gì cũng tăng gấpđôi so với chợ sỉ. Chỉ cần chợ đầu mối nhích lên một chút là chợ lẻ tăng ào ào.

Tằn tiện lo bữa ăn

Giá cả tăng ảnh hưởng mạnh đến đời sống công nhân, người lao động nghèo. Trong ảnh: công nhân Khu chế xuất Linh Trung 2, Q.Thủ Đức, TP.HCM đắn đo khi mua thực phẩm (Ảnh: N.C.T.)

Co kéo cho đủ

Chị Hoàng Thị Dung, nhân viên kế toán một công ty tư nhân tại TP.HCM, nói bâygiờ vợ chồng chị phải tính hết tỉ lệ trượt giá mà gia đình phải chi trả để kiểmsoát chi tiêu. Cái gì cũng phải liệt kê để biết tiền phát sinh bao nhiêu, từ đóbiết cái cắt giảm hợp lý.

“Trước đây gia đình tôi sử dụng trung bình 100kWhđiện, mỗi tháng trả  80.200 đồng. Nay với giá điện mới sẽ phải trả 124.200 đồng.Như vậy gia đình tôi phải chi thêm hơn 50% về điện, hơn 15% về xăng dầu, chưa kểgiá thực phẩm các loại cũng tăng, thêm học phí của hai đứa nhỏ nữa” - chị Dungchia sẻ.

Còn vợ chồng chị Lai (công nhân giày da) và anh Hải (nhân viên giao hàng thịt)tại quận 12, TP.HCM cũng có cách “sống chung với giá” hiệu quả. Dù phải bắt đầucông việc mỗi ngày từ khá sớm, nhưng kể từ sau tết đến nay vợ chồng chị Laiquyết định ăn sáng ở nhà thay vì ra quán như trước.

Ngoài khoản tiết kiệm 500.000-600.000 đồng tiền ăn sáng mỗi tháng theo tính toáncủa chị Lai, vợ chồng chị cũng tiết kiệm được một khoản kha khá trong bữa ăn tốido anh Hải được ông bà chủ cho một ít thịt cuối mỗi ngày. “Cũng may vợ chồng tuicó được cái nhà nho nhỏ do ba mẹ hỗ trợ, chứ không thì khoản thu nhập của cả haichưa đến 5 triệu đồng/tháng sẽ rất khó xoay xở” - anh Hải nói.

Những gia đình thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng cũng thừa nhận nếu vẫn giữ thóiquen tiêu xài như trước đây sẽ sớm lâm vào túng thiếu. Là một luật sư mới vàonghề với thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng cộng thêm lương nhân viên thu ngânbệnh viện của vợ chưa đến 2 triệu đồng/tháng, nhưng anh Huy (Thủ Đức, TP.HCM)cho biết nếu không có kế hoạch tiết kiệm, gia đình anh cũng gặp rất nhiều khókhăn do có hai con nhỏ đang đi học.

Theo anh Huy, sau khi nghe chủ nhà thông báo tăng giá cho thuê thêm 500.000đồng/tháng kể từ tháng 3, vợ chồng anh đã quyết định bỏ kế hoạch gắn máy lạnh đểtiết kiệm tiền điện. Ngoài ra, anh Huy cũng tháo một cái quạt máy đem cất, chỉđể lại sử dụng hai quạt...

Theo Như Bình - Hải Đăng
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.