Tín hiệu hàng trăm sếp ngành thuế sắp mất chức

Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm 2020 đảm bảo mục tiêu giảm tối thiểu 50% tổng số các chi cục thuế

Sau khi “lệnh” cắt giảm 50% chi cục thuế được Bộ Tài chính phát đi, Tổng cục Thuế vừa có công văn gửi Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn tổ chức bộ máy chi cục thuế khu vực.
 

Tổng cục Thuế cho hay qua rà soát, Tổng cục Thuế nhận thấy việc xác định mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của các cục thuế còn một số bất cập chưa thực sự hợp lý.


Lượng chi cục thuế sẽ bị cắt giảm đáng kể.

Vì vậy, khi các chi cục thuế khu vực chính thức được thành lập, bộ máy tổ chức sẽ được cơ cấu lại.

Cụ thể, đối với chi cục thuế có số thu dự kiến năm 2018 (trừ dầu, trừ đất) dưới 1.000 tỷ đồng thì được xác định mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Trước bạ và thu khác (bao gồm cả thu nhập cá nhân); Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ); Đội Kiểm tra thuế; Một số Đội thuế liên xã, phường; Đội Kiểm tra nội bộ.

Đối với chi cục thuế khu vực không có Đội Kiểm tra nội bộ thì giao Đội Kiểm tra thuế  thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đội Kiểm tra nội bộ.

Tổng cục Thuế lưu ý, số lượng công chức có mặt bình quân (không kể công chức giữ chức vụ lãnh đạo) của một Đội thuế phải đảm bảo tối thiểu 4 công chức.

Riêng đối với chi cục thuế khu vực có số thu dự kiến năm 2018 (trừ dầu, trừ đất) từ 1.000 tỷ đồng trở lên, quản lý từ 5.000 doanh nghiệp trở lên, Tổng cục Thuế giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố xem xét quyết định cho phù hợp thực tế quản lý.

Với những chi cục thuế khu vực này, số lượng công chức có mặt bình quân (không kể công chức giữ chức vụ lãnh đạo) của một Đội thuế phải đảm bảo tối thiểu 7 công chức trở lên.

Còn đối với chi cục thuế khu vực tại địa bàn miền núi có quy mô nhỏ, số thu dự kiến năm 2018 (trừ dầu, trừ đất) dưới 200 tỷ đồng/năm, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cơ cấu số lượng Đội thuế ít hơn so với mô hình của những chi cục thuế khu vực có số thu dưới 1.000 tỷ đồng/năm, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu.

Riêng tại địa bàn huyện nơi không đặt trụ sở, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế giao cục thuế tổ chức một bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại địa bàn huyện nơi không đóng trụ sở chính.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm 2020 đảm bảo mục tiêu giảm tối thiểu 50% tổng số các chi cục thuế hiện có trong toàn ngành.

Cụ thể: Năm 2018 thực hiện sắp xếp lại 327 chi cục thuế quận, huyện, thị xã thuộc 63 cục thuế thành 154 chi cục thuế khu vực (giảm 173 chi cục). Trong đó, thực hiện ghép 192 chi cục thuế thành 90 chi cục thuế khu vực (giảm 102 chi cục), hoàn thành trước 1/7/2018; thực hiện ghép 135 chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành 64 chi cục thuế khu vực (giảm 71 chi cục), hoàn thành trước 1/9/2018.

Đến năm 2019, thực hiện sắp xếp lại 53 chi cục thuế quận, huyện, thị xã của 63 cục thuế thành 25 chi cục thuế khu vực (giảm 28 chi cục). Năm 2020 thực hiện sắp xếp lại 168 chi cục thuế quận, huyện, thị xã của 63 cục thuế thành 78 chi cục thuế khu vực (giảm 90 chi cục).

Theo VietNamNet


ngành thuế

thủ tục hành chính

Bộ Tài Chính

công chức


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.