Từ “bảo hộ” đến chất lượng

>> >> >>

Chúng tôi đã có bài viết "Công nghiệp ôtô VN: Kèm với “bảo hộ” là gì?". Trong đó nhấnmạnh đến việc tiếp tục “bảo hộ” cho ngành công nghiệp này chỉ làm cho các DN cólợi chứ người tiêu dùng vẫn cứ phải mua xe với giá cao.

>>
>>
>>

Từ “bảo hộ” đến chất lượng
Đó là góc độ giá. Vậy còn chất lượng ? Trong bài viết này tôi muốn đề cậpmột vấn đề chất lượng giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, mà điều đóphụ thuộc rất nhiều vào tính hiện đại, công nghệ của dây chuyền, cho dù đólà dây chuyền lắp ráp hay sản xuất linh kiện, phụ tùng.

Tiêu chuẩn toàn cầu ?

Thực tế, câu hỏi mà các phóng viên cũng như khách hàng khi tham gia các lễ ramắt mẫu xe mới của các liên doanh, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước làso sánh chất lượng của mẫu xe đó với các mẫu xe tương tự ở thị trường Châu Âu,Châu Mỹ hay thị trường nội địa của các tập đoàn sản xuất ôtô.

Thường thì câu trảlời của các DN ôtô ít đi vào chi tiết mà chỉ nói chung chung. Đại ý là những mẫuxe này đều được áp dụng theo tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn và có một vài chitiết được thiết kế, sản xuất cho một vài thị trường cụ thể.

Những câu trả lờinhư vậy thường được những người đặt câu hỏi là chất lượng, tiêu chuẩn của cácmẫu xe dù ở thị trường nào thì cũng giống nhâu, cũng tương đương với nhau. Nhưngthực tế thì như thế nào ? Tiêu chuẩn có tương tương thật hay không? Có lẽ làkhông.

Nói có lẽ bởi bản thân khách hàng cũng như phóng viên đều không có đủ khả năngđể tìm hiểu và so sánh một cách chi tiết, cụ thể cả một hệ thống sản xuất, lắpráp của những nhà máy thuộc các tập đoàn. Nhưng một điều mà bất cứ  khách hàngnào cũng có thể cảm nhận và đưa ra nhận xét trên từng sản phẩm cụ thể.

Họ khẳngđịnh, với cùng một mẫu xe thì chất lượng và tiêu chuẩn của những xe được sảnxuất cho thị trường Châu âu, Châu Mỹ và các thị trường nội địa tốt hơn nhiều,rất nhiều so với các xe được lắp ráp ở VN.

Từ “bảo hộ” đến chất lượng
Xe nhập vẫn là lựa chọn ưa thích đối với người có tiền vì chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật tốt hơn

Ngay cả những mẫu xe được lắp ráp tạicác nước quanh khu vực ASEAN cũng đều có chất lượng tốt hơn. Nói một cách cụ thểnhư hầu hết khách hàng vẫn hay nói là “xe nhập khẩu, nhất là từ thị trường Mỹ,Châu âu hoặc nội địa chạy sướng hơn nhiều so với xe lắp ráp trong nước ở độ đầm,chắc chắn, tiêu chuẩn khí thải, tiêu hao nhiên liệu, độ rung, ồn...”.

Bao giờ cạnh tranh và xuất khẩu ?

Cạnh tranh ở đây bao gồm cả việc xuất khẩu linh kiện và phụ tùng hay nói mộtcách chi tiết hơn là các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô của VN đủ tiêuchuẩn để nằm trong hệ thống sản xuất và cung ứng linh kiện của các tập đoàn. Chođến nay, Toyota VN đã làm được điều đó bằng việc xuất khẩu được một số linh kiện,phụ tùng, nhưng đều là những sản phẩm đơn giản, không mấy quan trọng trong sốhàng ngàn linh kiện của một chiếc xe.

Một điều cũng đáng quan tâm là cho dùnhững linh kiện, sản phẩm được sản xuất ở VN, nói như các nhà sản xuất là đạtchất lượng toàn cầu. Nhưng thực tế những sản phẩm, linh kiện này chỉ được lắpráp cho các mẫu xe ở những thị trường ngoài Châu âu, Châu Mỹ và nội địa. tại saovậy ? Chỉ có các tập đoàn mới giải thích được.

Một chuyên gia cao cấp về ôtô đặt câu hỏi nếu đã nói là tiêu chuẩn toàn cầu thìtại sao những mẫu xe được lắp ráp tại VN cũng như các linh kiện, phụ tùng lạikhông được xuất khẩu sang các nước khác, chí ít là xuất khẩu được sang các nướctrong khu vực ? Câu hỏi này cũng chỉ các liên doanh lắp ráp ở VN trả lời được.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia, khách hàng khẳng định lý do mà những mẫu xe lắp rápôtô tại VN không thể xuất khẩu được là do chất lượng, tiêu chuẩn kém hơn nhiềuso với hệ thống các nhà máy sản xuất lắp ráp cũng của các hãng ở các nước trongkhu vực, chứ chưa nói đến các nước như Mỹ và Châu âu. Các chuyên gia cũng khẳngđịnh nên xem xét lại khái niệm tiêu chuẩn toàn cầu của các tập đoàn.

Nếu so sánh các điều kiện của VN và các nước trong khu vực thì các tập đoàn,DN đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô ở VN đã và đang có nhiều lợi thế hơn so vớicác nước xung quanh để cho ra đời những mẫu xe đạt tiêu chuẩn cao hơn. Nhưnghiện tại, lợi thế đó chưa đi vào thực tế. Vậy nếu chúng ta vẫn tiếp tục “bảohộ” các DN ôtô ở VN bằng biện pháp thuế thì liệu đến năm 2018 ngành ôtô VNcó thực sự cạnh tranh được với các nước trong khu vực hay không?

Liệu VN, màcụ thể là các DN ôtô có thể cạnh tranh và xuất khẩu các mẫu xe cũng như linhkiện, phụ tùng sang các nước này hay không? Hay khi không còn những “bảo hộ”thì xe nhập từ các nước này sẽ tràn lan? Và các DN sản xuất, lắp ráp sẽ trởthành các Cty nhập khẩu, phân phối và bảo hàng, bảo dưỡng xe? Câu trả lờixin dành cho các cơ quan chức nanưg và chính các DN sản xuất, lắp ráp ôtô.

Theo Linh Anh
Diễnđàn Doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.