Vẫn được xây nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội

Hàng loạt dự án xây nhà ở, văn phòng, khách sạn… ở khu trung tâm TP cũng do “lệnh cấm” này buộc phải án binh bất động khiến không ít chủ đầu tư dở khóc dở mếu dở vì đọng vốn.

Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội, “lệnh cấm” không có nghĩasẽ không có nhà cao tầng mới tiếp tục xuất hiện ở bốn quận trung tâm thànhphố. UBND TP cũng đã đề xuất giải pháp cho 223 dự án nhà cao tầng hiện nay ởHà Nội.

Tháng 12/2009, Thủ tướng đã có chỉ đạo dừng ngay việc xây nhà cao tầng trongkhu vực trung tâm TP Hà Nội. Tiếp đó, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêucầu các cơ quan chức năng của thành phố thực hiện ngừng cấp phép xây dựngđối với nhà cao tầng tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Ngay lập tức, hàng loạt các dự án xây nhà cao tầng trong trung tâm thành phốđã bị tác động. Điển hình là việc cải tạo nhiều khu chung cư cũ nằm tại 4quận nội thành của TP Hà Nội như Thành Công, Giảng Võ… đang bị ách lại.

Theo kế hoạch cải tạo, nhiều chung cư cũ sẽ được đập bỏ hoàn toàn, thay vàođó là một cao ốc “hoành tráng”. Người dân ở đây sẽ được nhận căn hộ mới códiện tích lớn hơn hẳn so với căn hộ cũ, điều kiện sinh hoạt sạch sẽ, vănminh hơn. Thế nhưng do “lệnh cấm” nên mọi việc đang bị đình lại.

Hàng loạt dự án xây nhà ở, văn phòng, khách sạn… ở khu trung tâm TP cũng do“lệnh cấm” này buộc phải án binh bất động khiến không ít chủ đầu tư dở khócdở mếu dở vì đọng vốn.

Vẫn được xây nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội
Nhiều dự án chung cư cũ bị ảnh hưởng do "lệnh cấm" (Ảnh minh họa)

Kết quả rà soát của thành phố cho thấy, hiện có tới 223 dự án các công trìnhcao tầng (từ 9 tầng trở lên) trên địa bàn các quận trung tâm Hà Nội (Cụ thểquận Hoàn Kiếm có 19 dự án; quận Hai Bà Trưng có 53 dự án; quận Ba Đình có60 dự án; quận Đống Đa có 91 dự án).

Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở QH-KT TP HàNội khẳng định, “lệnh cấm” trên không có nghĩa sẽ không có nhà cao tầng mớitiếp tục xuất hiện ở bốn quận trung tâm thành phố.

Để giải quyết những vướng mắc hiện nay, Hà Nội đã kiến nghị với Thủ tướngChính phủ cho phép triển khai những dự án công trình cao tầng đã được cấpphép xây dựng, được chấp thuận đầu tư và quy mô công trình, đã hoàn tất cácthủ tục về đất đai cũng như đang thực hiện các thủ tục để triển khai xâydựng.

Đối với các dự án công trình cao tầng chưa xác nhận quy hoạch tổng mặt bằngvà phương án kiến trúc sẽ được thành phố xem xét cụ thể. Các dự án mới sẽđược xem xét cụ thể trên cơ sở phù hợp quy định phân vùng và định hướng pháttriển công trình cao tầng trong khu trung tâm.

Ông Dương Đức Tuấn cũng cho biết: “Những dự án phù hợp không gian, cảnh quanchung sẽ vẫn được xây dựng bình thường. Riêng khu vực chung cư cũ cũng vẫncó thể được xây nhà cao tầng theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng hệ số sửdụng đất nhưng không làm tăng dân cư và phải phù hợp với hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội và điều kiện không gian”.

Phân vùng của trung tâm thành phố Hà Nội được chia thành 3 khu vực đó là: Khu vực đặc thù; Khu vực kiểm soát đặc biệt; và Khu vực phát triển có điều kiện

- Khu vực đặc thù không xây dựng công trình cao tầng bao gồm: Khu vực trung tâm chính trị Ba Đình giới hạn bởi các tuyến phố Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Lê Hồng Phong; Khu vực phố cổ giới hạn bởi các tuyến phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Gầm Cầu, Phùng Hưng, Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng; Khu vực Hồ Gươm và phụ cận giới hạn bởi các tuyến phố Lý Thái Tổ, Nguyễn Hữu Huân, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Trống, Nhà Thờ, Lý Quốc Sư, Nhà Chung, Quang Trung, Hai Bà Trưng, Đặng Thái Thân, Tràng Tiền; Khu vực thành cổ an ninh, quốc phòng giới hạn bởi các tuyến phố Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Trần Phú.

- Khu vực kiểm soát đặc biệt: hạn chế xây dựng nhà cao tầng, quản lý kiểm soát cao tầng theo các nghiên cứu quy hoạch khu vực cục bộ hoặc thiết kế đô thị khu vực bao gồm các khu vực sau: xung quanh hồ Trúc Bạch cho đến bắc Phan Đình Phùng và Yên Phụ; giới hạn bởi phố Lê Hồng Phong, Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học; phần còn lại của quận Hoàn Kiếm ngoại trừ khu phố cổ  và khu vực hồ Gươm; giới hạn bởi Nguyễn Thái Học - Quốc Tử Giám, Lê Duẩn, Giảng Võ; khu vực phía Bắc quận Hai Bà Trưng, giới hạn bởi Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Trần Khánh Dư, Nguyễn Du và Lê Duẩn.

- Khu vực phát triển có điều kiện là các khu vực còn lại trong khu trung tâm đến đường vành đai 2 bao gồm các khu vực: phía Tây quận Ba Đình từ đường Kim Mã đến đường ven hồ phía Nam Hồ Tây, Bưởi, Đào Tấn - Kim Mã; khu vực còn lại của toàn trung tâm, được giới hạn từ đường vành đai 2 (Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai), Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Lê Duẩn, Quốc Tử Giám - Cát Linh, Kim Mã - Đào Tấn, Bưởi.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.