Tại sao nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính?

Tại sao nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính dù đây dường như là thiết kế tiêu chuẩn của các ngôi nhà, căn hộ hiện đại?

Phòng tắm là không gian vô cùng quan trọng trong nhà, vì thế mọi người khi xây hay chọn mua nhà mới thường rất chú trọng phần này. Thiết kế nhà hiện đại thường bố trí phòng tắm bên trong phòng ngủ chính (master room) để tiện cho việc vệ sinh cá nhân cũng như các hoạt động riêng tư. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính mà đưa nó ra ngoài không gian chung của ngôi nhà.

Vì sao nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính?

Việc xây phòng tắm trong phòng ngủ chính có vẻ rất tiện lợi và mang lại sự riêng tư cao, nhưng một số vấn đề thực tế phát sinh khiến nhiều người dần thay đổi, không coi nó là thành phần bắt buộc phải có trong master room.

Theo sohu , dưới đây là những lý do khiến nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính:

Phòng tắm thường ẩm ướt và có mùi

Phòng tắm là nơi chúng ta sử dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân hàng ngày, do đó sẽ thường xuyên bị ẩm ướt. Nếu không được vệ sinh và dọn dẹp kịp thời, không gian này sẽ sinh ra nhiều nấm mốc, có mùi hôi khó chịu, thậm chí còn là nơi côn trùng sinh sống. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chúng ta .

Thêm nữa, nhiều phòng tắm hiện nay thường được thiết kế kín, không thông thoáng nên dễ tạo mùi nếu sử dụng lâu dài.

Tại sao nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính?-1
Phòng tắm thường ẩm ướt, dễ có mùi khó chịu, đó là lý do tại sao ngày càng nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính. (Ảnh: Woodford Homes)

Tỷ lệ sử dụng thấp

Phòng tắm trong phòng ngủ chính thực tế có công suất sử dụng thấp. Trước đây, khi kinh tế khó khăn, thường cả đại gia đình ở chung nhà nên phòng tắm quả thực khá chật chội. Ngày nay kinh tế tốt hơn, xu hướng của người trẻ tuổi về cơ bản là muốn có một cuộc sống tự do nên thích mua nhà ở riêng. Vì thế, mà mỗi hộ gia đình chỉ có 3 - 4 người nên không nhất thiết có hai phòng tắm.

Ngoài ra, phòng tắm trong phòng ngủ chính thường dễ phát sinh mùi khó chịu, nhiều người sợ có mùi trong phòng ngủ nên ít sử dụng nó mà chọn phòng tắm phía ngoài.

Chính vì thế, với những phòng ngủ nhỏ, việc xây thêm nhà tắm sẽ làm tốn diện tích, tạo cảm giác chật chội trong khi tần suất sử dụng không cao, gây lãng phí.

Tiếng ồn trong phòng tắm ảnh hưởng giấc ngủ

Đây cũng là một lý do quan trọng khiến nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính. Đa số thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ thường không cách âm, cửa phòng tắm rất đơn giản nên bất kỳ âm thanh nào cũng sẽ rõ ràng. Khi bạn dậy đi vệ sinh vào ban đêm, tiếng xả nước toilet trong đêm khuya thường rất lớn, dễ đánh thức người nằm ngủ trong phòng.

Nếu phòng vệ sinh ở trong phòng khách, có cửa chắn thì việc sử dụng nó vào ban đêm sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

Xu hướng thay thế bằng phòng thay đồ

Phòng tắm trong phòng ngủ chính thường chiếm nhiều diện tích, hiệu suất sử dụng không cao, lại phát sinh nhiều vấn đề nên nhiều kiến trúc sư cho rằng, sẽ tốt hơn nếu biến nó thành phòng thay đồ kết hợp tủ đựng quần áo. Phòng thay đồ không chỉ thuận tiện cho chọn trang phục mà còn giúp bạn cất đồ gọn gàng, có không gian sinh hoạt thoải mái hơn.

Hiện nay, thay vì xây phòng tắm trong phòng ngủ, nhiều người thích xây phòng tắm riêng biệt; có thể xây gần phòng ngủ để dễ vệ sinh cá nhân khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Tường ngăn sẽ giúp giảm tiếng ồn và dễ vệ sinh, dọn dẹp, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Tại sao nhiều người không muốn có phòng tắm trong phòng ngủ chính?” và cân nhắc về điều này khi có nhu cầu đổi nhà mới.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/tai-sao-nhieu-nguoi-khong-muon-co-phong-tam-trong-phong-ngu-chinh-ar857829.html

phòng tắm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.