Ca sĩ vác đơn kiện nhầm đường

Kết quả phần lớn các vụ kiện trong showbiz Việt hiện nay là... chìm xuồng bởi những lá đơn khiếu kiện, các công văn thanh minh rơi vào tay cơ quan không có thẩm quyền giải quyết. Và rồi, hành trình kiện cáo của nghệ sĩ được xem như "con kiến kiện củ khoai".

Kết quả phần lớn các vụkiện trong showbiz Việt hiện nay là... chìm xuồng bởi những lá đơn khiếukiện, các công văn thanh minh rơi vào tay cơ quan không có thẩm quyền giảiquyết. Và rồi, hành trình kiện cáo của nghệ sĩ được xem như "con kiến kiệncủ khoai".

>>

Kiện tụng hay tạo scandal?

Chuyện kiện tụng vì tranh chấp bản quyền ca khúc vốn không phải chuyện hiếmtrong làng nhạc. Người ta đã xem đó như chuyện “mưa về phố cũ”, nghe chovui, hoặc chỉ làm phong phú thêm đời sống vốn đã bát nháo của showbizViệt. Dù không ít nghệ sĩ khẳng định họ không cần scandal để đánh bóng têntuổi, ấy vậy mà kiện tụng bản quyền, vốn được xem là một loại scandal, vẫnđến hẹn lại lên.

Chứng kiến lùm xùm của những vụ việc đạo nhạc, vi phạm bản quyền... nhiềungười lắc đầu ngán ngẩm, lại là chiêu đánh bóng bởi từ trước đến nay, rấthiếm trường hợp ca sĩ dắt nhau ra tòa để làm lớn chuyện như lời đã… dọa. 

Thực tế cho thấy, tuy khiếukiện nhưng không thấy ai gửi đơn đến tòa án hay văn phòng luật sư, mà họthường "gửi lời cho gió", phân bày tình cảnh đến những nơi vốn không có chứcnăng và thẩm quyền phân xử. Những tranh chấp dần rơi vào quên lãng, chỉ cóchăng người trong cuộc, kẻ hô hoán và kẻ bị lôi vào cuộc, được một phen… nổi tiếng. 

Cách đây mấy năm, hai ca sĩ vừa chân ướt chân ráo về Việt Nam - Lâm TháiUyên, Thiên Đăng bỗng chốc nổi như cồn trên mặt báo bởi hiệu ứngtừ việc tranh chấp bản quyền ca khúc Nhật ký mùa đông (Đình Văn). Trong khivấn đề bản quyền còn đang hạ hồi phân giải, thiên hạ đổ xô đi lùng sục cakhúc này để nghe cho biết. Kết quả, vụ dọa kiện bỏ dở dang trong khi bài hátcủa Thiên Đăng nghiễm nhiên thành hit.

Tương tự, vụ lùm xùm giữanhạc sĩ Thái Thịnh và Tuấn Hưng trên blog, báo chí năm 2008 cũng đã tạo mộtscandal, khiến ca khúc Tình là gì trong album mới của Tuấn Hưng nhanh chóngleo hạng.

Ca sĩ bơ vơ đi sai hướng

Ca sĩ vác đơn kiện nhầm đường
Duy Mạnh cho rằng, Đan Trường đã ăn cắp bản quyền ca khúc Hãy về đây  bên anh của anh nên đã nhờ Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam can thiệp.

Bên cạnh những vụ kiện tụngvu vơ, cũng có không ít cuộc vác đơn "đi tìm chân lý", quyết dành lẽ phảitới cùng và không đang tâm nhìn đứa con tinh thần của mình bị kẻ khác ngangnhiên đánh cắp. Tuy nhiên, vì không biết tìm đường quang, họ lại quàng phảibụi rậm, khiến đường tới công lý thêm phần rắc rối, lắm thiệt hơn.

Điển hình, vừa qua ca sĩDuyMạnh đã gửi đơn khiếu kiện đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạcViệt Nam (VCPMC) nhờ can thiệp vụ việc Đan Trường hát ca khúc Hãy về đây bênanh của anh bằng tiếng Thái trong DVD Thập nhị mỹ nhân mà không xin phép. Cakhúc này trước đó đã được Duy Mạnh ủy quyền cho VCPMC, như vậy, xét về mặtpháp lý, VCPMC và Duy Mạnh là một. 

Vì không hiểu rõ quyền và trách nhiệm của trung tâm bảo vệ quyền tác giả âmnhạc, Duy Mạnh lại mong chờ đơn vị này đứng ra phân xử vụ tranh chấp bảnquyền giữa mình và bầu Tuấn mà không biết rằng, anh chỉ có thể nhờ VCPMCđứng ra đại diện giải quyết vấn đề với bên vi phạm chứ VCPMC không có thẩmquyền xét xử bất cứ trường hợp khiếu kiện nào. 

Ca sĩ vác đơn kiện nhầm đường

Căn cứ vào quyền hạn củaVCPMC trong quyết định thành lập, trung tâm này chỉ bảo vệ quyền lợi hợppháp của các thành viên trước pháp luật, nói cho rõ thì đơn vị này chỉ làngười đồng hành cùng nghệ sĩ trên con đường tìm tới cửa tòa án mà thôi.

Sự việc của Duy Mạnh gợi nhớđến lần bầu Tuấn đến VCPMC nộp đơn kiện trung tâm ca nhạc Thúy Nga tại HoaKỳ. Trong album Yêu một người - sống bên một người, ca sĩ Minh Tuyết đã 2hát ca khúc Ở nơi đó em cười (Đan Trường hát trong album cùng tên, độc quyềntừ 2006 - 2008 của Hoài An) và Những ân tình xưa (Đan Trường độc quyền 2006- 2009) trong album Thập nhị mỹ nhân. Cũng trong năm đó, ca sĩ Uyên Thanh đãlàm đơn kiện ca sĩ hải ngoại Ngọc Liên vi phạm độc quyền ca khúc Nếu em đượcchọn lựa cô đã mua trước đó.

Hai trường hợp này, VCPMC cũng chỉ nhận đơn rồi... để đó, không giúp được gìnhiều cho nghệ sĩ bởi thực tế, VCPMC không có quyền hạn xét xử các vụ việctranh chấp nội bộ, chứ chưa nói tới những vi phạm ngoài quốc gia. Cuối cùng,trong khi trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả Việt Nam chưa kịp có động tháigì rõ ràng, thì đại diện trung tâm Thúy Nga đã biết thông tin về việc kiệntụng nên chủ động xin lỗi, và tự làm việc trực tiếp với đương sự bồi thườngtheo thỏa thuận.

Thực tế, trong quyền hạn đãquy định, VCPMC chỉ hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả nước ngoàinhằm tranh thủ sự hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đôi bên. Như vậy,trong trường hợp này, vai trò của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạcViệt Nam là sau khi kiểm chứng sự việc, sẽ đại diện cho người bị vi phạmđứng ra làm việc với bên vi phạm. 

Ngoài VCPMC, khi đối mặt với sự vụ tranh chấp, nghệ sĩ còn cầu cứu Sở vănhóa Thông tin, Cục nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan báo đài..., tất cảngoại trừ tòa án - nơi quyết định số phận đứa con tinh thần của họ. Đơn cửlà trường hợp ông Nguyễn Duy Khánh - Giám đốc công ty Nhạc Xanh, khi xảytranh chấp ca khúc Nửa vầng trăng (Song Giang hát) với Đàm Vĩnh Hưng, ôngKhánh đã mang đơn đi rải ở Sở Văn hóa Thông tin và khắp các báo đàiđể chứng minh lẽ phải thuộc về mình. 

Ca sĩ vác đơn kiện nhầm đường
Song Giang đã đưa ca khúc Nửa vầng trăng vào album cùng tên mà trước đó Đàm Vĩnh Hưng đã mua độc quyền từ tác giả Nhật Trung.

Tuy nhiên, sự thật là ca khúcNửa vầng trăng đã được Mr Đàm mua độc quyền trước khi Song Giang nhớ đến nó,và chính Sở Văn hóa Thông tin Thành phố đã sai sót trong việc cấp giấy phépphát hành cho một ca khúc đã được đăng ký bản quyền, thì làm sao có đủ thẩmquyền giải quyết vụ tranh chấp này?

Kết quả phần lớn các vụ kiệntrong showbiz Việt hiện nay là... chìm xuồng bởi những lá đơn khiếu kiện,các công văn thanh minh lại được đưa vào tay những cơ quan không có thẩmquyền giải quyết. Trong khi những nơi tiếp nhận đơn kiện như Sở Văn hóaThông tin, VCPMC... loay hoay với một vài động thái hú họa như kiểm chứngthông tin, hòa giải... thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết lại hoàntoàn mù tịt thông tin về việc kiện tụng của đôi bên nghệ sĩ, bởi chẳng có aitìm tới nơi đây gõ cửa đòi công lý.

Cuối cùng, sự việc tranh chấp cũng đến hồi kết thúc do người trong cuộc tựdàn xếp, hoặc kẻ kêu oan đã bỏ cuộc vì quá nản khi chờ đợi dài cổ mà khôngthấy kết quả. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì nghệ sĩ hoàn toàn lờ mờvề chức năng, thẩm quyền của các cơ quan ban ngành liên quan đến âm nhạc. Họcoi đó là nơi có thể "giải oan" như tòa án mà không biết rằng, đơn vị đó chỉlà người đại diện, người đồng hành cùng họ trên đường đến tòa án mà thôi.Cuối cùng, người bị thiệt vẫn là nghệ sĩ, gõ cửa nhầm nơi nên đành bơ vơtrên đường đi tìm công lý.

Phải "gõ cửa" nơi đâu?

Tính đến nay, chỉ có vụ tranh chấp giữa Đàm Vĩnh Hưng và công ty Nhạc Xanhlà được giải quyết ổn thỏa bởi họ biết đường đưa sự việc ra đúng nơi có ánhsáng. Dựa vào những bằng chứng từ phía Mr Đàm, công ty Nhạc Xanh thừa nhậnviệc sử dụng không hợp pháp ca khúc Nửa vầng trăng mà Đàm Vĩnh Hưng đã muađộc quyền. Theo đó, Nhạc Xanh sẽ thu hồi lại toàn bộ ấn phẩm đã phát hành cósử dụng ca khúc này. Trước cách xử lý của Nhạc Xanh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đãrút đơn kiện, lập lại hòa bình.

Ca sĩ vác đơn kiện nhầm đường
Vụ kiện tụng giữa Đàm Vĩnh Hưng và công ty Nhạc Xanh giải quyết tại tòa án sau hơn 1 năm tranh chấp.

Trừ sự việc gọn ghẽ trước sau của Mr Đàm và Nhạc Xanh, còn lại phần lớn nghệsĩ vẫn “mè nheo” với các cơ quan không có thẩm quyền xét xử, đòi hỏi họ phânchia thắng bại. Đến nỗi, nhạc sĩ Phó Đức Phương sau quá nhiều lần bị “quaynhư dế” bởi những cú điện thoại "đòi nợ", đã phải ca thán rằng: “Tôi xin cácanh chị tha cho tôi!”

Điều 200, Luật Dân sự chỉ rõ: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,các cơ quan tòa án, thanh tra, quản lý thị trường, hải quan, công an, Uỷ bannhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án”. Nhưvậy, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa thông tin,Cục nghệ thuật biểu diễn… đều không có chức năng phân xử các vụ kiện.

Đứng trước tranh chấp, nghệ sĩ nên đến thẳng các văn phòng luật sư để khôngphải rơi vào tình trạng bối rối với những giấy tờ liên quan tới toà án hoặcgửi đơn kiện nhầm nơi, gây ồn ào không cần thiết trong dư luận. Nghệ sĩ cũngnên trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, hoặc có đại diệnpháp lý hợp pháp để thực hiện mọi giao dịch, tránh rắc rối có thể xảy ra. 

Cuối cùng, xin trích lời ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyềntác giả âm nhạc (phía Nam) làm lời kết: “Nhạc sĩ nào bị đạo nhạc, muốn đượctrung tâm bảo vệ thì gửi văn bản đầy đủ để chúng tôi có cơ sở xử lý. Nếu cầnra tòa, trung tâm sẵn sàng đồng hành cùng họ. Nhưng cơ bản, tài sản của họthì họ phải tự biết cách bảo vệ trước đã".

Theo Xzone



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.