4 bí quyết sống thọ của cụ bà 110 tuổi, vẫn đi bộ 6km mỗi ngày mà không biết mệt

Mặc dù vừa bước sang tuổi 110 vào tháng 2 năm nay, nhưng bà vẫn minh mẫn, khỏe mạnh khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Bà Yoshiko Miwa năm nay đã bước sang tuổi 110, là người Mỹ gốc Nhật lớn tuổi nhất ở Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, bà từng trải qua đại dịch bệnh cúm Tây Ban Nha, Ngày thứ Ba đen tối và 2 Thế chiến.

Sau chiến tranh, bà cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nơi ở và công việc. Tuy nhiên, bà luôn khắc vào tâm trí hai chữ “kiên nhẫn” để lần lượt vượt qua khó khăn cuộc sống. Con trai bà từng tiết lộ rằng “kiên nhẫn” là bí quyết sống còn và cũng là điều bà Yoshiko Miwa thường nói với con cháu.

4 bí quyết sống thọ của cụ bà 110 tuổi, vẫn đi bộ 6km mỗi ngày mà không biết mệt-1
Bà Yoshiko Miwa đã 110 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh (Nguồn Aboluowang)

Bà đã 110 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh, không chỉ đi làm tóc hàng tuần mà còn thường xuyên đi chùa và gặp gỡ bạn bè. Trong một bài phỏng vấn, bà Yoshiko Miwa không ngần ngại chia sẻ 4 bí quyết sống lâu của bản thân mình vẫn áp dụng.

Không quên tập thể dục 

Sau khi bà Yoshiko Miwa nghỉ hưu, bà đã hình thành thói quen lành mạnh là đi bộ 4 dặm (khoảng 6,4 km) mỗi sáng. Năm 1990, ở tuổi 76, bà thậm chí còn có thể tham gia cuộc chạy marathon 20km.

Rất nhiều các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cường tập thể dục liên quan trực tiếp tới độ bền bỉ và tuổi thọ của cơ thể.

Nhiều sở thích lành mạnh

Giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn luôn năng động là liều thuốc tốt nhất để kéo dài tuổi thọ. Bà Yoshiko Miwa có nhiều sở thích như đọc sách, cắm hoa, vẽ tranh, may vá. Những hoạt động nhẹ nhàng này rất có lợi cho não bộ, giúp não bộ được hoạt động hiệu quả, từ đó ngăn ngừa bệnh đãng trí tuổi già và góp phần cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.

Sống cởi mở, hòa nhập 

Mặc dù khả năng di chuyển của bà Yoshiko Miwa hiện bị hạn chế so với trước kia nhưng bà không quên tham dự các buổi lễ tại đền chùa và các hoạt động xã hội, thậm chí bà còn tham gia các hoạt động tình nguyện, đo huyết áp cho những người cao tuổi khác và giúp chuẩn bị bữa trưa cho Viện Văn hóa Nhật Bản tại địa phương.

Ngoài ra, sự đồng hành và tương tác của các thành viên trong gia đình cũng là phần quan trọng mang lại niềm vui cho người cao tuổi và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Bà Miwa Yoshiko từng chia sẻ trong cuốn tự truyện của mình: “Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ nên tôi chưa bao giờ cảm nhận được hơi ấm và tình cảm gia đình. Phải đến khi có con, tôi mới thực sự cảm nhận được hơi ấm của một gia đình trọn vẹn”. Điều may mắn của bà là luôn có con cháu ở bên để vui vầy lúc tuổi già.

Thích ăn mì

Sở thích ăn mì của bà được hình thành từ khi còn nhỏ. Hiện tại, bà không chỉ thích ăn mì udon, ramen mà còn thích cả mì ống. Món mì trờ thành món ăn mà bà thưởng thức mỗi ngày.

Nhiều người cao tuổi sợ rằng việc tiêu thụ carbohydrate như mì sẽ làm tăng gánh nặng thể chất nên họ ăn ít mì và các thực phẩm giàu carbs. Tuy nhiên, việc hạn chế quá nhiều carbs sẽ khiến cơ thể suy yếu.

Mikiko Kawaguchi - giáo sư và chuyên gia dinh dưỡng tại khoa Kinh tế gia đình thuộc Đại học Phụ nữ Otsuma, Nhật Bản, từng giải thích rằng không kén ăn và thích ăn uống là đặc điểm của người khỏe mạnh và sống lâu. Nếu bạn hạn chế carbohydrate quá nhiều sẽ khiến chế độ ăn uống của bạn mất cân bằng.

Khi cơ thể thiếu năng lượng và nguồn năng lượng từ carbohydrate tiếp tục không đủ sẽ khiến cơ thể phải sử dụng chất béo và protein làm nguồn năng lượng, khiến protein không thể phát huy hết vai trò duy trì cơ bắp và tăng cường khả năng miễn dịch.

Theo VTC News 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/4-bi-quyet-song-tho-cua-cu-ba-110-tuoi-van-di-bo-6km-moi-ngay-ma-khong-biet-met-ar879288.html

bí quyết sống thọ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.