- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
PGS Nguyễn Lân Hiếu: 8 dấu hiệu F0 gặp nguy hiểm cần được cấp cứu
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, số ca nhiễm SARS-CoV-2 vẫn ở mức cao, Bộ Y tế đã có chỉ đạo thí điểm điều trị F0 tại nhà ở những địa phương có số ca bệnh cao.
Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, ở giai đoạn chống dịch xâm nhập, giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng (mục tiêu chính) và phát hiện sớm và điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng, việc cách ly điều trị toàn bộ F0 đã phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn dịch đã lây lan mạnh trong cộng đồng. Lúc này, vai trò giảm lây nhiễm vẫn cần nhưng trở nên không còn quá thiết yếu. Áp dụng cách ly điều trị toàn bộ F0 sẽ gây nên quá tải hệ thống y tế, giảm khả năng phát hiện sớm, can thiệp sớm các trường hợp diễn biến nặng. Lúc này, quản lý F0 tại nhà sẽ phát huy hiệu quả hơn.
Điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được quá tải bệnh viện, nhanh phục hồi, giảm nguy cơ tử vong - Ảnh minh họa tại BV Dã Chiến điều trị cho BN Covid-19.
PGS Hiếu đã đưa ra hướng dẫn F0 tạm thời tại nhà, cụ thể như sau: Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và lực lượng y tế. Trong đó, lực lượng y tế đảm nhận 4 vài trò:
1, Xác định các F0 có nguy cơ thấp;
2, Theo dõi và hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà;
3, Can thiệp kịp thời khi có diễn biến xấu về sức khỏe F0 trong lúc chờ đưa đi bệnh viện;
4, Xác định các F0 đã khỏi bệnh.
Tiêu chí F0 có nguy cơ thấp: Là những trường hợp không có dấu hiệu suy hô hấp (SpO2 >/=96%, nhịp thở<20l )="" và="" kèm="" theo="" tối="" thiểu="" 1="" trong="" 2="" điều="" kiện="" sau:="" đã="" tiêm="" tối="" thiểu="" 1="" mũi="" vắc="" xin="">/= 14 ngày hoặc Đáp ứng đủ 4 yêu cầu sau: tuổi < 45,="" không="" có="" bệnh="" nền,="" đang="" không="" mang="" thai="" và="" không="" béo="">
Theo dõi – hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà: F0 bắt buộc phải có thiết bị đo SpO2 tại nhà. Nhân viên y tế cần phải lập danh sách F0 nhiễm covid-19 tại nhà để theo dõi: Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 và huyết áp (nếu có thể); Các triệu chứng: ho, rát họng, chảy mũi, đau người….Tần suất: tối thiểu 2 lần/ngày.
Hướng dẫn F0 tự chăm sóc/chăm sóc.
"Cần phải điều trị các triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải. Phát hiện sớm các diễn biến xấu để liên hệ đưa đi Bệnh viện kịp thời: SpO2; Ý thức; Rối loạn nhịp mạch, HA….", PGS. Hiếu lưu ý.
Phát hiện sớm dấu hiệu cần được cấp cứu:
PGS. Hiếu cho biết, trong quá trình quản lý F0 tại nhà cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng sau của bệnh nhân để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm:
- Triệu chứng thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả
- Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 94%.
- Chi: Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân
- Da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi
- Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay
- Nhịp tim: > 120 nhịp/phút hoặc < 50="">
- Huyết áp: HATT < 90="" mmhg,="" hattr="">< 60="">
- Đau ngực: Đau thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
Dấu hiệu cấp cứu ở trẻ em:
- Tím tái
- Ho hoặc khó thở, thở nhanh: nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2="" tháng;="" ≥="" 50="" lần/phút="" ở="" trẻ="" từ="" 2="" -="" 11="" tháng;="" ≥="" 40="" lần/phút="" ở="" trẻ="" từ="" 1="" -="" 5="">
- Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay
- Không thể uống, bú được.
- SpO2 ≤ 94%
- Thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực
PGS. Nguyễn Lân Hiếu lưu ý, trong lúc chờ đưa F0 đi bệnh viện cần phải: Cung cấp ôxy nếu có thể trong khi chờ để đưa BN đi bệnh viện; Cân nhắc sử dụng steroid.
Bên cạnh đó, Giám đốc Bệnh viện Đại học y cũng đã đưa ra tiêu chí xác định các F0 khỏi bệnh:
Nhóm không có triệu chứng: tối thiểu 10 ngày kể từ ngày có XN dương tính đầu tiên + 2 XN RT-PCR có CT >/= 30;
Nhóm có triệu chứng: tối thiểu 14 ngày (3 ngày cuối không có triệu chứng) + 2 XN RT-PCR, có CT >/= 30.
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe1 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe2 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe5 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe2 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.