- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ ICU Vũ Hán chia sẻ chân thực: Các bệnh nhân nặng của đồng nghiệp đều tử vong, lấp đầy phòng bệnh chỉ cần 1 giờ
Có thể mất ba ngày để làm trống một phòng bệnh phổ thông nhưng để làm đầy có thể chỉ cần 1 giờ đồng hồ.
LTS: Dịch bệnh viêm phổi do virus corona mới (Covid-19) vẫn đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, số người nhiễm bệnh không ngừng tăng lên, gây áp lực rất lớn đối với đội ngũ y bác sĩ của nước này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo sáng Tiêu Tương (Hồ Nam) vào cuối tháng 1/2020, bác sĩ Hồ Minh - Trưởng khoa Hồi sức tích cực ICU thuộc Bệnh viện phổi Vũ Hán đã có những chia sẻ chi tiết, chân thực về "cuộc chiến cam go" này.
Bác sĩ Hồ Minh nói anh căn bản không có thời gian để xem tin tức dù đó là chương trình Xuân Vãn - Gala đón giao thừa của Trung Quốc; đêm Giao thừa hay mùng 1 Tết, anh cũng không có thời gian để gửi tin nhắn chúc tết các đồng nghiệp. Vì bận điều trị cho bệnh nhân nặng, anh thường phải vật lộn đến hai hoặc ba giờ sáng mới được ăn miếng cơm, một ngày chỉ có thể nghỉ ngơi khoảng 2,3 tiếng đồng hồ.
Bác sĩ Hồ Minh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực ICU thuộc Bệnh viện phổi Vũ Hán. Ảnh: CCTV
Bệnh viện Phổi Vũ Hán nơi anh làm việc chính là tuyến đầu cốt lõi trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh lần này và đây là bệnh viện thuộc nhóm đầu tiên được chỉ định để điều trị bệnh nhân viêm phổi do virus corona mới.
Bác sĩ Hồ Minh là Trưởng khoa Hồi sức Tích cực ICU. Ekip của anh hàng ngày đều tham gia vào cuộc chiến giằng co với thần chết. Mỗi ngày đều diễn ra một cuộc chiến không khói súng.
Cùng với anh, là một bác sĩ mặc đồ bảo hộ, nhịn hàng giờ liền không uống nước, không đi vệ sinh; là một y tá thường xuyên ở trong phòng để theo dõi tình trạng của bệnh nhân; là một dược sĩ phòng thuốc vào đêm 30 Tết vẫn còn gấp gáp phân phối thuốc; là một cặp đôi lùi ngày cưới vì chiến đấu với dịch bệnh.
Anh nói rằng, trong số các trường hợp mà anh thăm khám, có trường hợp một người lây nhiễm cho nhiều người; cũng có một đồng nghiệp của anh nói rằng những bệnh nhân nặng được người này thăm khám đều đã tử vong, cũng có thể số người bệnh nặng được người đồng nghiệp thăm khám chưa nhiều.
Anh còn nói, một người bạn học, bác sĩ về hưu xung phong quay lại tuyến đầu đã bất ngờ qua đời.
"Lúc này, tôi chợt nghĩ về đứa con 9 tuổi của mình và người vợ hoạn nạn đã gặp trong đợt dịch SARS. Họ là những người thân nhất của tôi".
Túi đựng tài liệu che đầu, túi đựng rác bọc giày
Tôi có thể kể cho bạn về trạng thái thường nhật hiện nay của tôi. Tôi chắc chắn sẽ thức dậy vào khoảng 7h sáng, chắc chắn sẽ bò dậy và sau đó đi đến phòng ICU.
Ghi lại tất cả tình hình của bệnh nhân cần được giải thích, cần được lưu ý, cần được bàn giao, sau đó mới ra ngoài và ăn sáng.
Sau khi ăn sáng, tôi bắt đầu công việc kiểm tra phòng bệnh lần thứ nhất của ca ngày. Sau đó, tôi ăn trưa. Đến khoảng 13h30 chiều, tôi đến các phòng bệnh, tiến hành kiểm tra lần thứ hai. Về cơ bản, tôi sẽ rời khỏi phòng bệnh vào lúc 16h.
Sau khi rời khỏi phòng bệnh, tôi nghỉ ngơi chút rồi lại xử lý các tài liệu khác. Có thể ăn xong bữa tối rồi lại vào phòng bệnh, đợi đến tốp trực ca đêm tới thay ca.
Tình trạng của các đồng nghiệp khác của tôi là gì, che đầu bằng túi tài liệu và bọc giày bằng túi đựng rác.
Còn có người bạn của tôi, không có quần áo bảo hộ sinh hóa có thể trùm từ đầu đến chân mà chỉ mặc bộ quần áo rất đơn giản (áo cách ly, khẩu trang y tế và mũ), trực tiếp xông thẳng lên tuyến đầu, thực sự tôi rất lo lắng cho họ.
Vào đêm Giao thừa, tôi đã gọi cho bạn cùng lớp của mình ở bên bệnh viện Kim Ngân Đàm. Tôi đang hỏi cậu ấy, với trường hợp bệnh nhân này, bên họ sẽ xử lý ra sao, phương án điều trị là gì; cuối cùng, cậu ấy nói với tôi một câu, cậu ấy cũng muốn nghỉ ngơi, muốn cưỡng chế cách ly để nghỉ ngơi. Đó là tất cả những gì ở tuyến đầu.
Tôi tốt nghiệp Khoa Y của Đại học Vũ Hán. Hầu hết các bác sĩ cấp cứu ở Vũ Hán tôi đều quen biết. Mọi người đều gắng sức như vậy, chẳng hề than phiền, lên được thì lên, không kêu cả gì cả. .
Vào sáng mùng 1 Tết, một Trưởng khoa ICU của một bệnh viện đến chi viện đã đến. Người ta cũng chẳng nói năng gì, mặc quần áo bảo hộ, lập tức theo tôi vào phòng bệnh. Vào vài giờ đến khi đi ra toàn thân ướt đẫm mồ hôi.
Cậu ấy chạc tuổi tôi, có lẽ trẻ hơn tôi một chút. Tôi sinh năm 1974, cũng qua 45 tuổi rồi.
Diễn biến dịch bệnh quá nhanh, không kịp tuyên thệ
Tôi vẫn đang ở trong bệnh viện. Khi tôi ra khỏi khu vực ô nhiễm, tôi bỏ bộ đàm xuống. Bên trong chúng tôi liên lạc thông qua bộ đàm nhưng tình trạng của bệnh nhân thay đổi liên tục.
Lúc không phải sốt thì hạ thân nhiệt, lúc lại tụt huyết áp, lúc lại khó thở, các loại tình huống khác nhau, điện đàm liên tục báo động.
Thông thường khoảng 2,3h sáng tôi mới được nghỉ ngơi, như vậy cũng còn tốt, có thể lấy lại sức sau nửa đêm. Chuỗi ngày bận tối tăm mặt mũi này đã kéo dài được một thời gian, cụ thể là bắt đầu từ đầu tháng 1.
Tình hình dịch bệnh đã vượt quá một số suy đoán, tưởng tượng trước đó. Vì tốc độ quá nhanh khiến mọi người không kịp trở tay.
Những y bác sĩ lên tuyến đầu đợt 1, làm gì có ai nói đã chuẩn bị tư tưởng, đúng không? Nói lên là trực tiếp lên, đây mới là những nhân viên y tế thực thụ.
Ít nhất là trong đội của tôi, hoặc nhiều bạn bè tôi, nhiều người trong số họ là đồng nghiệp, không có ai nói rằng, tôi phải viết huyết thư rồi tôi mới lên đường.
Mặc dù được đào tạo vội vàng nhưng may mắn thay, không có vấn đề gì với một số thao tác tiêu chuẩn, như cách mặc quần áo bảo hộ, lối vào và lối ra phải được bảo vệ chặt chẽ.
Ngay cả khi, tôi thỉnh thoảng trách mắng cấp dưới về một số chi tiết nhưng họ cũng sẽ không cảm thấy bất mãn.
Bởi vì chỉ khi bạn khỏe mạnh và không trở thành nguồn lây nhiễm, bạn mới có thể điều trị tốt hơn cho người khác, trách nhiệm đối với xã hội, cũng là trách nhiệm đối với gia đình của chính bạn.
Chỉ là đợt bệnh này không ngờ lại bận lâu như vậy, vốn nghĩ sẽ giống như một số bệnh viện, tổ chức đại hội tuyên thệ gì đó, thể hiện chút nghi thức, nhưng tất cả đều không có.
Các bệnh nhân nặng của đồng nghiệp đều tử vong
Trong những bước chân vội vã, chúng tôi tiếp nhận từng bệnh nhân.
Một số người có thể nghĩ rằng nếu tôi đeo mặt nạ, máy thở và thở oxy thì bệnh tôi rất nặng.
Nhưng đối với phòng ICU của chúng tôi thì đó là những ca nhẹ. Nói cách khác, nếu trong vài giờ, bạn không thể cứu sống, anh ta sẽ tử vong. Chúng tôi chủ yếu tiếp nhận những bệnh nhân như vậy.
Sao lại nói như vậy? Loại bệnh này được gọi chung là hội chứng suy hô hấp cấp tính. Bất kể đó là do virus hay gì đều sẽ dẫn đến bệnh này.
Bất kể là SARS trước đó, hay MERS, hay cúm H7N9 hoặc bệnh viêm phổi theo mùa khác, cuối cùng sẽ tích tụ trong phổi, biểu hiện ra trạng thái nguy kịch nhất. Trạng thái này gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Hội chứng suy hô hấp cấp tính cũng được phân loại là vừa, nhẹ và nặng. Hiện tại, theo định nghĩa của bệnh nặng, từ tỷ lệ các ca bệnh viêm phổi nặng do virus corona mới mà chúng tôi hiện đang điều trị có thể là 10% đến 20%. Tỷ lệ được chẩn đoán là khoảng 10 % đến 20%, nghĩa tổng hợp nhẹ, vừa và nặng là 10% đến 20%.
Những ca bệnh nhẹ chỉ có thể giao cho khu bệnh thông thường hoặc một số khu bệnh có nguồn lực y tế hạn chế. Chúng tôi chỉ tiếp nhận những bệnh nhân vừa và nặng, về cơ bản tất cả đều là những trường hợp nặng và hiếm khi là có trường hợp nhẹ.
Đối với bệnh nhân nặng này, tôi có thể nói rõ với bạn rằng, tỷ lệ sống sót, cứu chữa thành công đều tương đối thấp trên toàn thế giới.
Vậy bạn nghĩ xem, hiện giờ chúng tôi có bao nhiêu bệnh nhân? Có bao nhiêu áp lực?
Cá biệt, có đồng nghiệp của tôi đã có chút suy sụp, anh nói: "Các bệnh nhân tôi tiếp nhận đều đã qua đời", có thể những ca bệnh nặng anh tiếp nhận không nhiều.
Tôi nghĩ, những bệnh nhân nặng này có thể sống sót ra viện, ít nhất sẽ có một số gia đình hoàn chỉnh.
Cảm giác virus vẫn đang lây lan
Hiện nay, về cơ bản số lượng người truyền nhiễm có thể giảm. Ví dụ: Nếu bây giờ không kiểm soát anh ta, có thể một người sẽ truyền cho mười người nhưng sau khi kiểm soát thì anh ta chỉ có thể lây cho một hoặc hai người.
Nhưng vấn đề là, nguồn lây nhiễm ban đầu thì sao?
Tình hình dịch bệnh có thể không lạc quan như mọi người nghĩ, hơn nữa còn vấn đề xuân vận, rất nhiều người đã về quê trước đó, cho nên dịch bệnh có lẽ sẽ bùng phát trên toàn quốc.
Bây giờ, trường hợp nhẹ có thể được chữa. Mặc dù chúng đều là virus nhưng chúng sẽ thành một chủng độc lập sau đột biến dẫn đến những thay đổi nhỏ trong phương pháp điều trị, rất khác so với trước đây.
Theo kinh nghiệm vốn có, [phương pháp điều trị cũ] có thể không hiệu quả lắm, cũng có thể khác nhau một trời một vực.
May mắn thay, Vũ Hán hiện đã bị phong tỏa. Các biện pháp được thắt chặt, có thể hạn chế sự lây lan nhất định, nhưng theo đặc điểm của virus, tôi cảm giác nó đang lây lan, sau khi truyền qua nhiều đợt, nó mới có thể khiến tính lây lan và tính độc lập giảm xuống thấp nhất.
Trong trường hợp khác, không ít nhân viên y tế thiếu kinh nghiệm bị nhiễm bệnh, thực sự bảo hộ không tốt rủi ro sẽ rất lớn.
Từ góc độ toàn quốc, người nhiễm bệnh đột ngột điều trị không quá nhiều, các bác sĩ có năng lực cũng chừng nấy, kết hợp thêm công nghệ y tế, phương pháp y tế, kinh nghiệm y tế, thì không có nghĩa là một sinh viên y khoa vừa tốt nghiệp đã có thể lên tiền tuyến.
Anh ta phải có trình độ tương ứng. Hơn nữa, ngay cả khi anh ta có thể tự bảo vệ bản thân, điều đó có ích gì? Anh ta không thể cứu người khác. Bởi vì anh ta không có những kiến thức liên quan, anh ta khó có thể lĩnh hội một số lý thuyết, kiến thức và ứng dụng phức tạp như vậy trong một thời gian ngắn, điều này rất khó.
Hoảng loạn đến bệnh viện xếp hàng là không cần thiết
Nói đến đây, trên thực tế, tôi thực sự muốn nhờ các bạn tuyên truyền điều này, hoảng loạn là không cần thiết.
Tôi có một người quen, do vừa phẫu thuật thuật ung thư dạ dày nên bị sốt nhẹ, kết quả anh ta lo lắng đến mức chạy đến bệnh viện xếp hàng, khám bệnh, kiểu thế.
Anh ta gọi điện và hỏi tôi, tôi nói anh ta đừng có đi khám bệnh, anh chỉ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ, những lúc bình thường anh đều có thể có hiện tượng sốt nhẹ nên trong trường hợp dịch bệnh như hiện nay anh đừng có đi nhưng anh ta nhất quyết đi xếp hàng lấy số.
Đây là kiểu xếp hàng hoảng loạn. Kết quả xếp hàng là gì? Có người phải xếp ở vị trí hàng chục, thậm chí hàng trăm, có người phải đứng đợi cả ở bên ngoài. Tôi hỏi bạn có biết tiếp theo là gì không?
Những người đến bệnh viện chắc chắn có một số người mắc viêm phổi nhưng làm sao bạn có thể xác định được ai mắc bệnh ai không. Bác sĩ kiểm tra cần mất thời gian. Quá trình này làm tăng cả rủi ro cho cả riêng bản thân bạn, cũng tăng thêm gánh nặng cho nhân viên y tế tuyến đầu.
Cuối cùng khiến người có nhu cầu được điều trị thì không được hỗ trợ hiệu quả, họ chỉ có thể đi ra ngoài lây lan vì bạn không thể hạn chế anh ta, anh ta thì không thể biết mình mắc bệnh, anh ta chỉ có thể đi về, rồi lại lây lan, vì thế sẽ càng ngày càng nặng hơn.
Những người có triệu chứng sốt, nhất định trước tiên phải hiểu liệu họ có tiền sử bệnh nào không; nếu có, đó có thể là sự tái phát của bệnh trước đó. Nếu không thì nên quan sát hợp lý nhà trong khoảng một tuần, xem có phải là bệnh này không rồi mới xem xét có đi xếp hàng không, điều đó cũng có thể làm giảm áp lực này [xếp hàng ở bệnh viện].
Bạn nói xem, ngay cả ngày thường vốn không có dịch bệnh, thì thành phố lớn nào có thể tiếp nhận hết tất cả bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, sốt, cảm cúm, làm sao có thể kiểm tra tất cả những người như vậy?
Anh ta phải có một quá trình như vậy, cần phải xem xét, anh ta không thể chỉ vì hôm nay nhiễm lạnh, sổ mũi thì nghi ngờ mình mắc bệnh này, thực không thể nói nổi, đó là làm quá rồi.
Mùa này, vốn rất dễ cảm lạnh. Ngoài ra, Vũ Hán có dân số hàng chục triệu người, đây không phải là con số nhỏ. Đồng thời, tài nguyên y tế ở Vũ Hán cũng có hạn. Bạn không thể nói rằng tất cả các tài nguyên y tế được sử dụng cho căn bệnh này, bởi vẫn có những người mắc bệnh khác.
Hợp sức vượt qua giai đoạn nguy hiểm
Có thể có một lý do khác để mọi người hoảng sợ. Có quá nhiều thông tin phân tán trên internet. Họ không đủ kiên nhẫn để đọc sâu và không đi theo lời khuyên của một số chuyên gia y tế.
Nói chung, đối với bệnh này, nó có một quá trình phát triển triệu chứng rất rõ ràng và tương ứng.
Ví dụ, trong tuần đầu tiên, nó thường có biểu hiện là nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như nóng người, ho khan hoặc tiêu chảy. Cũng có một số triệu chứng như sốt. Bạn phải phán đoán trước các triệu chứng này trong vòng một tuần.
Tình trạng phát triển nặng của nó thường bắt đầu từ tuần thứ hai, bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể con người sẽ phát huy vai trò nhất định trong tuần đầu tiên. Nếu hệ thống miễn dịch bị hạn chế và nó không thể chống lại các virus này, bệnh sẽ bùng phát tại một thời điểm. Thời gian thường là năm đến bảy ngày.
Tuy nhiên, có một điều đáng sợ về căn bệnh này. Bạn không nên xem nhẹ. Nếu tự cách ly ở nhà, bạn cũng nên hết sức chú ý đến vệ sinh và sử dụng một số loại thuốc thích hợp để khống chế nó.
Nói nó đáng sợ là vì đến nay không có cách nào để chữa hết, chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, vì vậy chỉ có thể sử dụng phương pháp đặt ống nội khí quản, ECMO v.v. để giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất.
ECMO là gì? Ví dụ, bạn sống trong một ngôi nhà, bây giờ ngôi nhà đang cháy, nhưng bạn không thể ra ngoài. Phương pháp đầu tiên là dập tắt đám cháy, nhưng nước lại không đủ, vì trong nhà không có nước và bên ngoài cung cấp nước, như vậy nguồn nước bên ngoài là một loại thuốc đặc hiệu chống virus.
Phương pháp thứ hai, sau đó chúng ta phải tìm cách sống sót qua trận cháy này, phải lấy thứ gì đó để tự bảo vệ mình, tôi có thể lấy một cái chăn hoặc thứ gì đó, tôi trốn bên trong, nó cháy bên ngoài, dù sao nó cũng sẽ không cháy vào bên trong. Tôi chỉ cần ở bên trong cũng có khả năng sống sót. Lửa cháy hết nó tự tắt. ECMO chính là chiếc chăn đó.
Sau khi sống sốt vẫn còn một vấn đề, mà bạn có thể thấy trên báo chí hoặc ở nơi nào đó. Người chữa lành sẽ nói, à, thể lực tôi bị giảm sút, thở hổn hển, đây là vẻ bề ngoài của nó. Bởi vì có một phần "ngôi nhà" của bạn đã bị đốt cháy.
Có tiếp tục áp dụng kỹ thuật điều trị thì cũng chỉ có thể làm đến đây, những công nghệ này rất tốn kém và phức tạp.
Bệnh nhân bình an sống sót qua đêm giao thừa
Tôi không nói các chi phí khác, tôi chỉ nói đến chi phí của đồng phục bảo hộ này, chi phí tiêu thụ nó hầu hết chúng ta không thể chi trả được.
Ngoài ra, một bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng ECMO (tim phổi nhân tạo), tiêu tốn ba đến ba bốn trăm ngàn NDT là bình thường.
Điều đó có nghĩa là, sử dụng ECMO để cứu người bệnh, nhưng chỉ để nói rằng người bệnh được cứu sống, còn sau khi rời khỏi ICU, không có nghĩa là anh ta không cần điều trị.
Nếu không có ECMO, có thể tiêu tốn 200.000 NDT.
Bây giờ tâm trí của tôi toàn là điều trị bệnh này như thế nào, tôi đang tìm kiếm điều đó. Chẳng còn cách nào khác bởi vẫn còn cả tá người nằm bên trong, chờ được cứu chữa.
Vào tối ngày 29 Tết, chúng tôi dùng đến một máy ECMO, nhưng [nhân lực] không đủ nên chẳng còn cách nào khác, xin giúp đỡ từ tổ chuyên gia quốc gia, hai người [đến chi viện] đều là giáo sư cũ.
Vào lúc 10h tối, họ đến gặp tôi và ngồi xổm trên sàn với chúng tôi để làm ECMO, đến tận 1h sáng họ mới rời đi. Họ rời đi lúc 1h sáng ngày 30 Tết. Tất cả đều đẫm mồ hôi, chỉ để cứu bệnh nhân đó.
May mắn thay, tình hình hiện tại của bệnh nhân này đã tạm thời ổn định. Nếu hôm đó [không có hai giáo sư ấy], nếu hôm đó chúng tôi không sử dụng ECMO, bệnh nhân nhất định sẽ tử vong vào sáng 30 Tết. Chỉ chậm khoảng 20 phút thôi chắc chắn sẽ qua đời, tôi đã nhìn thấy quá nhiều trường hợp như vậy trước đây.
Sau khi được cứu sống, bây giờ đã sang năm mới rồi. Tôi không dám nói rằng anh ấy sẽ có thể sống sót và hồi phục sức khỏe trong tương lai, nhưng ít nhất đó là một sự an ủi với gia đình rằng anh ấy đã sống sót qua cái Tết này.
Bạn thấy các giáo sư đều như thế này, vậy thì chúng tôi càng nên như thế, phải không?
Một nhóm người bận rộn, chỉ để giúp bệnh nhân lật mình
Vừa nãy đề cập đến việc nhân viên y tế ngồi trên đất để cấp cứu cho bệnh nhân, bởi vì chúng tôi cần phải thông máy ECMO trước. Bạn có thể không biết rằng, nói nó đơn giản thì nó đơn giản, nói nó phức tạp thì cũng rất phức tạp.
Để được vận hành đầy đủ, bạn cần một ekip rất lành nghề và ít nhất vài người mới có thể tiến hành được phương pháp này.
Không thể nói chỉ một bác sĩ như tôi làm được hoặc nói tìm một y tá phối hợp là được. Điều đó là không thể, bởi vì bạn cần phải có sự hợp tác và ekip mạnh nhất có thể cần đến bốn người.
Nếu không có người hợp tác, sẽ rất khó để một người thực hiện nó và rủi ro là rất cao. Hôm đó, chúng tôi trực tiếp dùng một máy ECMO, sau lại [có thêm bệnh nhân] cần thêm một máy nữa.
Tại hiện trường, tất cả đều toát mồ hôi, nhưng may mắn thay, một nhóm chuyên gia đã đến hỗ trợ ngày hôm đó.
Hai bệnh nhân được dùng ECMO, một trong số đó bắt buộc phải lật người anh ta, không lật thì làm sao dùng được ECMO, thế thì cũng vô ích thôi.
Bạn cứ tưởng tưởng, cái máy này toàn bộ là các đường dây nối lại với nhau, cả một nhóm người bận rộn chỉ để người bệnh có thể lật mình.
Từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện cuối cùng, cho đến khi thực hiện thành công, là cả một quy trình xuyên suốt, lắp đặt hoàn thiện tất cả.
Bệnh nhân lấp đầy phòng bệnh, có thể chỉ mất một giờ
Dịch bệnh bùng phát không được bao lâu, bệnh nhân đã lấp đầy phòng bệnh, về sau phòng chăm sóc tích cực cũng được lấp đầy.
Sau đó, có thể mất ba ngày để làm trống một phòng bệnh phổ thông nhưng để làm đầy có thể chỉ cần 1 giờ đồng hồ.
Sao lại như vậy? Ban đầu, một số khoa phổ thông điều trị các bệnh khác. Nếu bệnh nhân không nghiêm trọng thì có thể ra viện, điều trị ở nhà.
Nếu là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện không trong chỉ định hoặc một số bệnh viện địa phương.
Ưu điểm của việc này, một là tránh lây nhiễm chéo, hai có thể tối đa hóa sử dụng các tài nguyên y tế như giường bệnh trống.
Nhân viên y tế trong các khoa này cũng cần phải trải qua khóa đào tạo nhất định để có thể thực hiện được một số công việc cơ bản.
Tuyến đầu tiêu thụ rất nhiều vật tư bảo hộ
Một số bác sĩ sử dụng kính bơi thay vì kính bảo hộ, hoặc sử dụng túi đựng tài liệu làm đồ bảo hộ. Có thể là do không kịp mua đồ bảo hộ khi nhận được nhiệm vụ, cũng tại thời điểm này vừa là dịch bệnh vừa ăn tết, làm gì có thời gian để chuẩn bị đầy đủ.
Trong thực tế, một số điều có thể được ngăn chặn, nhưng tỷ lệ phòng ngừa là rất nhỏ.
Ví dụ, khi bạn thở ra, hơi nước trông giống như một hạt nhỏ trên kính hiển vi. Nếu bạn nói chuyện với người khác, giọt nước của bạn sẽ bị họ hít vào, vì vậy bệnh về đường hô hấp thường lây lan như thế này.
Nếu virus lây lan, đeo khẩu trang y tế thông thường, bạn có thể ngăn ngừa được 70%, đeo N95 bạn có thể ngăn ngừa được 95%. Nếu bạn đeo thêm kính mắt, bạn có thể ngăn ngừa được 98% nhưng nếu 1% còn lại bị nhiễm, thực không tốt chút nào.
Đeo khẩu trang là một biện pháp phòng ngừa cơ bản và thực sự có thể làm giảm rất nhiều sự lây nhiễm lẫn nhau.
Bệnh viện của chúng tôi bắt đầu chuẩn bị vật vư bảo hộ vào đợt Tết. Vào thời điểm đó khi tiếp nhận nhiệm vụ, lãnh đạo bệnh viện rất ủng hộ, mua vật tư cũng tương đối dễ dàng, việc giao nhận hàng hóa cũng tương đối kịp thời.
Tuy nhiên, với sự phát triển của dịch bệnh, mức tiêu thụ rất lớn. Để tôi nói với bạn điều này, một bộ đồ bảo hộ rẻ thì cũng khoảng 100 NDT, tốt hơn một chút khoảng 300 NDT, còn chưa tính khẩu trang N95.
Nếu bạn có mũ, khẩu trang, kính mắt, thêm quần áo bảo hộ, bao giày, thì đây là bộ cơ bản nhất. Mua một bộ tốn 300, 400 NDT.
Trung bình, một bệnh nhân nặng sẽ tiêu thụ 10 bộ/ngày. Thế nếu tôi có 10 bệnh nhân nặng, họ sẽ tiêu thụ 100 bộ. Đây là mức tiêu thụ cơ bản nhất của nhân viên tuyến đầu chúng tôi.
Mặc quần áo bảo hộ như xông hơi
Khi nói đến việc tiêu hao quần áo bảo hộ, bạn cũng cần biết cảm giác khó chịu như thế nào khi mặc chúng.
Bạn có thể thấy những người mặc quần áo giống chú gấu phát tờ rơi trên đường cho bạn, thực ra bên trong rất ngột ngạt, Nếu bạn mặc một bộ như thế, bạn cũng giống như vậy.
Bộ đồ bảo hộ bạn mặc này, còn chật hơn, mặc liền 6 giờ, 8 giờ, 12 giờ mà không cởi ra, bạn nghĩ cảm giác như thế nào khi chạy đi chạy lại mỗi ngày; tôi ở ICU, đi bộ từ đầu đông sang đầu tây khoảng 20 mét, nhân viên y tế ở bên trong trực ca 6 tiếng, mỗi ca chạy khoảng 10.000 bước.
Nếu bạn uống nước, bạn phải cởi quần áo mới uống được. Cởi bỏ quần áo coi như bộ này hỏng. Đi vệ sinh, sau đó mặc một bộ mới mới có thể trở lại phòng bệnh. Bạn không thể mặc bộ này ra ngoài uống nước.
Chẳng may nếu nhân viên vô tình đổ mồ hôi thì mặt và tay bên trong bộ quần áo đều sưng mọng.
Ngay cả khi nó không sưng, tôi cảm thấy dù nam hay nữ thì người cũng đầy mùi mồ hôi khó chịu. Bởi nếu bạn chậm chễ một chút thôi thì người ta sẽ gặp nguy rồi, bạn chỉ có thể đẩy nhanh tốc độ, giống như bay vậy, như thế không ra mồ hôi sao được?
Huống hồ, đôi khi chúng tôi còn thực hiện một số phương pháp điều trị yêu cầu cao. Vào thời điểm đó, mọi người đều căng thẳng tột độ. Quần áo bên trong giống như được lôi lên từ mặt biển, toàn bộ ướt sũng, giống như xông hơi vậy.
Mấy cô gái ở trong đó quá lâu, rồi đi ra, thì trang điểm có tác dụng gì?
Vấn đề là thứ này không phải là một hoặc hai ngày. Theo tình hình dịch bệnh, thậm chí là 10 ngày nửa tháng, nhiều người không thể chịu đựng được.
Đêm giao thừa còn đang chia đơn thuốc
Vừa nãy, lúc 12h đêm, tôi vẫn báo cáo công việc với Giám đốc bệnh viện, báo cáo tình hình điều trị một số bệnh nhân trong ngày.
Bây giờ hầu như tất cả các tuyến đầu đều như thế này, tất cả đều giống nhau, mọi người đều mệt mỏi, và các nhân viên y tế ở một số bệnh viện sắp gục ngã đến nơi rồi.
Làm sao lại gục ngã à? Một bệnh viện, các máy thở được trang bị và việc cung cấp oxy sẽ không bao giờ được thiết kế theo kiểu một nghìn giường thì có một nghìn máy thở.
Tôi chỉ có thể nói rằng, tôi có một nghìn giường, thiết kế một trăm giường bệnh nặng, và thiết kế một máy thở oxy là đủ, nhưng tình hình dịch bệnh bây giờ là như thế nào, một nghìn người đến, có thể một nghìn người đều phải sử dụng máy thở oxy, bạn nói xem người ta [y bác sĩ] có gục ngã không.
Ngoài ra còn phải chuẩn bị thuốc thang. Khu dược của bệnh viện chúng tôi có một dược sĩ, anh ấy 30 tuổi, bắt đầu tăng ca từ đầu tháng, vì các loại thuốc này được sử dụng lâm sàng, bình thường những loại thuốc này lấy còn dễ, bây giờ thực sự rất khó khăn.
Yêu cầu sử dụng những loại thuốc này được nhân đôi, có thể gấp mười lần. Không phải anh ấy cứ liên hệ nguồn cung cấp trong vài ngày là có được.
Khu dược phẩm ngày nào cũng có người đến tìm nhưng chúng tôi gọi điện, anh ấy đều cung cấp, không cấp phát người ta sẽ chết mất.
Bệnh này không đợi người, nếu chậm nhất định sẽ xuất hiện nhiều bệnh đi kèm và biến chứng, hoặc tình hình bệnh sẽ xấu đi, hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể sẽ suy nhược, hoặc chủng vius khác sẽ nảy sinh, có những loại virus rất khó điều trị, chỉ có những loại thuốc đó mới có hiệu quả.
Tôi cũng nói với bên phòng dược rằng, thuốc này cần cho bệnh này, anh phải nghĩ cách nhập chúng. Từ thời điểm đó, nếu anh ấy không phải làm việc cả vào tối Giao thừa thì sao có đủ thuốc được.
Phòng xét nghiệm yêu cầu cao
Một số phương tiện truyền thông phản ánh rằng, muốn phát hiện bệnh viêm phổi do Covid-19 cần loại thuốc thử nào đó, thực ra đó là bộ dụng cụ thử axit nucleic, loại này không nhiều.
Trong thực tế, nếu có đủ nguồn cung thì có thể làm được gì? Không phải bệnh viện nào cũng có đủ trình độ chuyên môn này để sử dụng bộ xét nghiệm axit nucleic này, nó có các yêu cầu đối với phần cứng và phần mềm.
Phòng thí nghiệm phải đạt đến một trình độ nhất định, vì vậy một số bệnh viện chỉ có thể lấy máu và xét nghiệm máu thông thường. Phức tạp hơn, cần cách ly dự phòng, thêm bước nữa là cách ly sinh học.
Vũ Hán có phòng thí nghiệm virus mới nhất trên thế giới, nhưng câu hỏi đặt ra là khả năng phòng thí nghiệm này lớn đến đâu để có thể xét nghiệm dịch bệnh nhiều như thế chứ?
Ngay cả khi cơ sở hạ tầng được xây dựng và bộ xét nghiệm axit nucleic được cung cấp đầy đủ, thì vẫn cần đào tạo thêm các nhân viên làm xét nghiệm, mà để thông thạo [các thao tác] cũng rất mất thời gian.
Khi xét nghiệm axit nucleic này được thực hiện, điều đó không có nghĩa là tôi đã chẩn đoán một lần để xác nhận rằng tôi đã mắc bệnh. OK rồi lần sau không phải làm lại nữa.
Bạn cần bỏ cách ly, mà hai tuần sau mới có thể bỏ cách ly, lúc đấy cũng phải xét nghiệm lại.
Do đó, khối lượng công việc này rất nặng. Bây giờ không phải là nhân viên y tế của chúng tôi không sẵn lòng tiếp nhận, hoặc không sẵn lòng thực hiện. Thực sự bên trong có một số vấn đề rất phức tạp, oán trách không thì cũng chẳng có tác dụng.
Một người lây cho nhiều người
Để nói rằng các nhân viên tuyến đầu vất vả, thực sự không đơn giản chỉ là đổ mồ hôi.
Bởi vì một khi các biện pháp bảo vệ không được thực hiện nghiêm túc, hoặc nếu có các bệnh khác, sẽ dẫn đến tử vong và có thể gục ngã.
Không, chúng tôi tiếp nhận điều trị bệnh nhân như vậy, một người có thể lây nhiễm cho nhiều người.
Điều này bao gồm các nhân viên y tế chăm sóc anh ta cũng bị nhiễm bệnh, không phải ở bệnh viện của chúng tôi, mà là các bệnh viện khác.
Anh ấy từ tỉnh ngoài đến Vũ Hán làm phẫu thuật, người nhà đi cùng anh ấy có khoảng 4 người, Bây giờ gia đình anh chỉ có một người có thể không có triệu chứng. Người này mỗi ngày đều đến đưa tiền, đưa cơm, tạm thời không phải cách ly.
Một số người ở với bệnh nhân này đều đã được cách ly và có một số triệu chứng nhất định.
Anh ấy đã đến và chúng tôi phải cứu chữa cho anh ấy, ít nhất là còn sống, sau đó anh ấy có tỉnh lại không hoặc có thể hồi phục hơn chút, bây giờ rất khó nói nhưng ít nhất anh ấy đã phục hồi hô hấp rồi, bây giờ chỉ có thể phục hồi đến mức độ đó.
Dù sao, tôi cũng cảm thấy bệnh nhân này mỗi ngày hồi phục tốt hơn nhưng hy vọng [sống] của [bản thân] anh ấy là lớn nhất. Bây giờ toàn thân anh ấy cắm đầy ống dẫn, căn bản không thể giao tiếp với bất cứ ai.
Trên thực tế, bạn không thể đổ lỗi cho anh ấy, và anh ấy không cần phải day dứt, bởi vì giờ ai truyền cho ai cũng không biết được, có thể người truyền cho anh ấy đã khỏi bệnh rồi.
Những người bị nhiễm bệnh lần này đều là nạn nhân. Làm gì có ai biết mình nhiễm bệnh lại cố ý đi lây nhiễm cho người khác chứ? Hiện nay không có bằng chứng cho thấy có người như vậy.
Bạn học qua đời, buồn lắm
Về việc các nhân viên y tế nhiễm bệnh, tôi nhận được một cuộc gọi từ một bạn cùng lớp vào sáng mùng 1 Tết, nói xxx đi rồi, tôi nói, ừ, người này tôi có quen, tâm trạng chùng hẳn xuống.
Bác sĩ nghỉ hưu đó là bạn cùng trường với tôi. Chúng tôi đã từng gặp nhau.
Anh ấy thuộc nhóm người đầu tiên đến chi viện [cho Vũ Hán]. Anh ấy đã nghỉ hưu nhưng vẫn xin đến một bệnh viện ở Vũ Hán. Dịch bệnh bùng phát, đơn vị cử anh ấy đến đó. Có thể [đơn vị nghĩ] anh ấy đã lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm. Kết quả, sau khi anh ấy đến [Vũ Hán], không ngờ lại qua đời.
Có thông tin cho rằng, bác sĩ Lương có tiền sử bệnh tim nhưng cũng có thông tin nghi ngờ bác sĩ nhiễm virus.
Tuổi già rất dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không chỉ người già mà còn có cả thanh niên và trẻ em.
Đồng nghiệp ngã xuống rồi, khiến tôi nhớ lại đợt dịch SARS. Vào thời điểm đó, một số nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh.
Đó là năm 2003. Tôi khoảng 30 tuổi. Tôi mới tốt nghiệp vài năm trước và cũng quen vợ tôi vào thời điểm đó.
Năm đó, khi tôi tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm SARS đầu tiên, tôi và vợ tôi cùng làm ca đêm, khi mới quen, vợ tôi mới bắt đầu công việc.
Thường nói hoạn nạn mới thấy chân tình, nghĩ lại chúng tôi cũng là cặp vợ chồng hoạn nạn, mặc dù Vũ Hán không phải là một khu vực dịch bệnh nghiêm trọng vào thời điểm đó.
Cô ấy là một y tá trong bệnh viện của chúng tôi. Tôi không ngờ rằng chúng tôi sẽ lại chiến đấu trong năm nay, và đó là tuyến đầu cốt lõi nhất.
Con cái là đường lui của chúng tôi
Trong hơn nửa tháng qua, số lần tôi và vợ nói chuyện rất ít, có khi tôi và cô ấy chỉ cách nhau một cánh cửa, cũng không thể qua hỏi thăm nhau.
Đôi khi cô ấy đến thì không gặp tôi bởi tôi ở trong [phòng cách ly]. Còn không, khi cô ấy thấy tôi thì tôi đã nằm gục trên giường, đến nói chuyện cũng không muốn nói gì cả.
Vì vậy, có những việc toàn cô ấy giúp tôi làm, như thay giặt đồ, ngoài thế ra làm gì có năng lượng để làm những việc khác? Tình hình bây giờ đều như thế.
Nói đến chuyện vợ chồng tôi lên tuyến đầu, tôi lại bất chợt nhớ đến con tôi, cháu sắp 10 tuổi rồi, đang học lớp bốn tiểu học. Tôi lâu rồi chưa về nhà thăm cháu, mặc dù [bệnh viện cách nhà] chưa đến mười phút đi bộ.
Có vẻ như đó là vào ngày Tiểu Niên (Việt Nam gọi là Tết ông Công ông Táo) hay lúc nào đó tôi có về nhà, gia đình cũng gọi là ăn bữa tất niên rồi sắp xếp lại một chút. Tối muộn trở lại bệnh viện, tôi còn cấp cứu một ca bệnh.
Vào đêm Giao thừa, tôi và vợ đều trực, tôi được gọi ra khỏi ICU, nói rằng con tôi muốn chat video với chúng tôi.
Trước đây, con trai tôi chưa bao giờ gọi cho tôi, mà nếu có gọi cháu thường chỉ nói ba câu: Khi nào bố về thế ạ? Bố ăn cơm chưa ạ? Vâng, con biết rồi, con tắt máy đây.
Thế mà Giao thừa cháu bất ngờ gọi cho tôi, còn dặn dò tôi vài câu đại loại như bố nhớ chú ý sức khỏe nhé, bố nhanh đi nghỉ đi, hay như chúc mừng năm mới.
Cháu ít nhiều có thể nhận thức được vài điều gì đó, dù sao tôi cũng cảm thấy cháu nó trưởng thành rồi.
Ở Vũ Hán vào ngày mưa tuyết, con trai tôi đã đem đến cho tôi một hơi ấm bất ngờ, khiến tôi cảm thấy đặc biệt được an ủi. Nếu nói vợ chồng chúng tôi ở tuyến đầu không có đường lui, thì có lẽ con cái chính là đường lui của chúng tôi.
Tôi từng trách mắng cộng sự trong ekip
Tôi nghe nói rằng một số nhân viên y tế đã khóc do áp lực. Thực tế, tôi cũng từng trách mắng cộng sự trong ekip của mình.
Bởi vì bận qua, rất dễ bỏ qua các chi tiết quan trọng, những chi tiết này thường gây tử vong. Có thể bận quá, anh ta quên đeo kính mắt; có thể bận quá, anh ta quên đóng cửa.
Bạn phải bảo vệ đoàn đội của mình, bảo vệ đồng đội của mình chứ. Khi làm việc, bạn mở cửa, bạn vô tình mở cửa, thứ ở trong đều ra ngoài, người ngoài không có sự chuẩn bị nào cả.
Chỉ có thể nhấn mạnh nhiều lần, nhấn mạnh nhiều lần nghiêm khắc, họ mới có thể theo kịp sức căng của bạn.
Tôi đã trải qua dịch SARS, trải qua H7N9, tôi biết bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến hậu quả gì, bởi vì đã từng thấy gương tày liếp cho nên không hy vọng.....
Tôi đưa ekip mình theo, đưa họ ra trận nên có thể bảo vệ được một đồng đội thì nhất định sẽ bảo vệ được cả một đội.
Nếu có căng thẳng thì trốn trong một góc mà khóc nhưng nhân viên y tế như bạn cũng có [áp lực], ai mà không có chứ, nhưng đều phải tăng ca, như thế thì làm được gì nữa, rồi cũng quen dần thôi.
Để giảm bớt căng thẳng, bạn có thể pha trò giữa các bữa ăn nhưng khi vào công việc, bạn không được nửa phần qua loa.
Kịp thời, hiệu quả, hiệu quả cao, an toàn, điều trị bệnh nặng chính là dựa vào những nguyên tắc này. Bạn không kịp thời, người ta tắt thở; bạn nói hiệu quả cao tức là cố gắng cứu được nhiều người nhất.
Bạn xâu kim, xâu 20 phút, mũi kim châm giống như tổ ong bắp cày, như thế không an toàn; còn thuốc, thuốc có tác dụng phụ khiến bệnh nhân khó chịu. Đây cũng là đạo đức nghề nghiệp cơ bản.
Trước chưa yêu nghề, sau thì thay đổi
Khi nói đến lựa chọn nghề nghiệp, ban đầu, người trong gia đình nói học bác sĩ dễ tìm việc làm.
Sau khi thực sự học xong trường y, tôi không cảm thấy mình yêu nghề bác sĩ này. Mãi đến nhiều năm sau, tôi mới dần nhận ra rằng đã là một bác sĩ thì thực sự nên làm gì cho nó.
Bạn không thể coi nó như thứ kiếm sống để nuôi dưỡng gia đình, ngay cả khi bạn biết sau đợt tai họa lần này, mọi người không phải là ai nên làm gì thì vẫn làm gì đó sao, không phải là không cần đi làm nữa, cuối cùng rồi cũng trở lại [cuộc sống] bình thường thôi.
Làm gì có y bác sĩ nào lên tuyến đầu không có cha mẹ ở nhà, làm gì có gia đình nào không có khó khăn. Mỗi một ekip đều có câu chuyện riêng của một ekip.
Vừa nãy một bác sĩ nói với tôi rằng, muốn nhanh chóng về nhà lấy vài bộ quần áo để thay. Tôi nói được, cậu về đi. Bởi vì Vũ Hán hiện không có xe buýt và cậu ấy lại không lái xe, tôi lại hỏi: "Cậu về nhà bằng cách nào?". Cậu ấy nói bản thân không thể đi bộ về nhà nên sẽ đi tìm một chiếc xe máy.
Tôi nói: "Vậy cậu đi xe máy sẽ mất bao lâu?". Cậu ấy nói phải mất một giờ đồng hồ. Tôi nói, "Cậu sẽ mất thêm 1 tiếng để quay trở lại". Cậu ấy nói đúng vậy, nói chung chỉ cần quay trở lại bệnh viện trước 9h là được.
Có một bác sĩ mới lên chức bố, ngày nào cũng phải về nhà cho con uống sữa, hiện nay dịch bệnh phát sinh, bệnh viện cũng không nói gì, nói thế nào thì làm nấy, [bệnh viện] yêu cầu đến tăng ca, được, buổi tối vội đến tăng ca. Làm đến ca đêm lại tăng ca, làm thêm 3,5 tiếng nữa cũng không xin tôi nghỉ thêm một ngày.
Chung Tiểu Phong là y tá trưởng của ICU chúng tôi, cô ấy bận rộn cả ngày nhưng cũng không về nhà. Khi cấp cứu bệnh nhân, có người nói thiếu cái này, thiếu cái kia...
Cô ấy chỉ có thể ra ngoài tìm cái này, tìm cái kia. Mọi người đều đang hối hả cứu người, cần cái này cái nọ, sau đó lại có hàng tá bận nhân, rồi lại xếp ca trực, cô ấy còn chưa kịp gặp con gái.
Năm ngoái Tiểu Phong còn đề xuất xin tôi nghỉ 3 ngày phép đưa con gái về quê. Tôi nói, được, vậy em xin nghỉ ba ngày đi. Về sau, cô ấy nói trả lại vé xe rồi. Tôi hỏi em trả vé là sao. Vào thời điểm đó, tôi còn nghĩ rằng, công việc sẽ xong vào nửa tháng trước 30 Tết.
Chúng tôi còn có một bác sĩ, trước Tết nói chuẩn bị kết hôn. Sau đó, cô ấy nói với chồng sắp cưới là, anh tự xử lý đi, em có lẽ chưa ra khỏi [bệnh viện] được, hay là hoãn ngày đi.
Được người bệnh và người nhà bệnh nhân công nhận, mãn nguyện
Vất vả ư, đây là điều nên làm, công việc mệt à, áp lực lớn à, cũng không sao cả hoặc nếu có thì sẽ thế nào chứ?
Thực tế, mọi người vui nhất là việc gì, chính là bệnh nhân này ra viện hoặc bệnh tình thuyên giảm.
Chúng tôi ở đây có bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm bệnh sớm nhất, từ phòng bệnh nặng được chuyển sang nằm phòng bệnh phổ thông. Nửa tháng ở trong ICU có ba bệnh nhân thuyên giảm chuyển đến phòng bệnh phổ thông. Bây giờ là như vậy đó.
Bệnh nhân đầu tiên chúng tôi chữa khỏi đến từ nông thôn, điều kiện gia đình cũng bình thường, làm thủ kho gì đó. Bạn xem, như họ thì một tháng kiếm được bao nhiêu tiền.
Lúc mới đến gấp lắm, vẫn chưa xác định có phải mắc bệnh này không, chỉ mới nghi ngờ mắc bệnh này.
Kết quả là anh ấy đã được cứu sống và xuất viện. Khi sắp ra viện, gia đình dường như đã mang rất nhiều quýt, hoa quả ấy, cả bao lớn chờ ở cửa, [chúng tôi] thực rất cảm ơn; chờ hẳn mấy tiếng đồng hồ ấy.
Kết quả là, khi chúng tôi đẩy giường ra, đưa bệnh nhân mới vào, lại vội vàng đi qua họ.
Là một bác sĩ, đặc biệt là một bác sĩ điều trị bệnh nặng, bạn cứu được một người, loại cảm giác ấy, thành tựu ấy, vô cùng mãn nguyện.
Đó là sự công nhận, người khác công nhận bạn. Có thể bạn cứu người khác, điều bạn đang mong chờ là điều này, mong chờ người khác công nhận bạn.
Đây mới thực sự là cảm ơn, không giống những lời khách khí khác, bạn có thể cảm thấy người khác thực sự công nhận bạn, chính là vì điều này. Bạn nói một bác sĩ có mục đích gì? Chính là vì điều nhỏ nhoi này, một kết quả tốt.
Đồng tâm hiệp lực, khắc phục khó khăn
Sau mùng 3 Tết, các vật liệu bảo hộ y tế có khả năng được vận chuyển đến Vũ Hán và tình trạng tăng ca tăng giờ mấy ngày có thể được giảm bớt nhiều nhưng tình hình dịch bệnh này nếu không được kiểm soát sớm thì nhu cầu về vật tư sẽ rất lớn.
Về vấn đề này, các bạn cùng lớp ở nước ngoài hoặc những người được bạn cùng lớp giới thiệu đã gọi điện thoại và hỏi tôi có muốn gì không, rồi sẵn sàng chịu trách nhiệm chuyển phát nhanh thứ đó, mọi người đều rất tích cực. Nó mang lại cho tôi cảm giác gặp phải khó khăn, tám phương giúp đỡ, một cảm giác rất ấm áp.
Nhiều người như thế, một số người biết bạn, nhiều người không biết bạn, gọi cho bạn, nói muốn quyên góp tiền, quyên góp vật tư. Bạn nói xem họ vì mục đích gì, họ không phải là kiểu tiền nhiều quá không biết tiêu vào chỗ nào nhé.
Nếu bạn muốn nói đó là lừa đảo hay thích nổi tiếng thì người ta cũng không phải muốn nổi tiếng chỉ nhờ tặng cái khẩu trang, tôi thậm chí nhận xong cuộc gọi còn không biết họ là ai, vì từ đầu tới cuối chỉ nói tôi là do ai ai ai giới thiệu, họ anh ta là gì tôi còn không biết.
Hai ngày này này, có những câu chuyện buồn, cũng có những câu chuyện thành công và những câu chuyện cảm động. Tôi đã làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt hơn 20 năm, cũng coi như được chứng kiến rất nhiều. Hôm nay, tôi đột nhiên cảm thấy rất xúc động, tôi không biết tại sao nữa.
Trên thực tế, những người ở tuyến đầu thực sự như chúng tôi có sấp mải đến cuối cùng chỉ là muốn kịp thời điều trị khỏi cho bệnh nhân, chỉ là để cứu mạng sống của những người khác, đơn giản thế thôi.
Trận động đất ở Vấn Xuyên (Tứ Xuyên) nghiêm trọng như vậy, chúng ta đã vượt qua nó, dịch SARS cũng vượt qua, cúm gia cầm cũng đã vượt qua. Vượt qua nhiều cửa ải khó khăn như vậy, tôi tin rằng, chỉ cần tất cả đồng tâm hợp lực, cùng khắc phục khó khăn, nhất định có thể vượt qua [dịch bệnh lần này].
Tại thời điểm này, cũng cần các phóng viên truyền thông tuyên truyền một số điều ở góc độ sâu sắc hơn, để mọi người có thể tự tin hơn. Đừng hoảng sợ dịch bệnh. Bạn phải biết rằng bất kỳ dịch bệnh nào cũng có thể được ngăn chặn và kiểm soát, ngay cả khi không có thuốc đặc trị trong thời gian ngắn.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe1 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe6 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe2 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.