Bé gái hơn 4 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân không thể bỏ qua

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.

Mùa lạnh, thời tiết thay đổi thất thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong đó, liệt dây thần kinh số 7 (hay còn được gọi là liệt mặt) là một trong những chứng bệnh có liên quan đến yếu tố thời tiết.

Đơn cử, mới đây, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhi hơn 4 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh. Theo lời kể của người nhà, khi phát hiện con bị méo miệng, miệng lệch sang trái, mắt phải nhắm không kín, bố mẹ đã lập tức cho trẻ đi khám.

Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải.

Bé gái hơn 4 tuổi bị liệt dây thần kinh số 7, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân không thể bỏ qua-1

Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhi bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh: BVCC.

Sau 10 ngày điều trị bằng các thủ thuật y học cổ truyền, hiện gương mặt bệnh nhi đã cân đối hơn và gần như phục hồi hoàn toàn.

Theo BSCKI Phạm Anh Hùng - Trưởng Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, hiện tại Khoa đang điều trị cho 5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, gồm một người già, hai thanh niên và hai trẻ em.

Nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu gặp lạnh đột ngột, mạch máu nuôi sẽ co lại gây tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên, chỉ mất vài giây khi tiếp xúc với nguồn lạnh đã có thể mắc bệnh.

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng ngừa nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7, các chuyên gia khuyến cáo, mùa lạnh cần giữ ấm đầu, mặt, cổ; tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt; không tắm khuya.

Đối với trẻ nhỏ, khi ra ngoài trời, bố mẹ cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn. Tránh cho trẻ ngồi nơi gió lùa; đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe máy.

Nếu có biểu hiện bị liệt dây thần kinh số 7, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị. Không nên tự điều trị tại nhà hoặc điều trị theo kinh nghiệm dân gian.

Nếu để bệnh ở mức độ nặng, áp dụng các biện pháp điều trị muộn thì rất khó khỏi. Đặc biệt, điều trị muộn có thể gây thoái hóa dây thần kinh, một số trường hợp còn có chiều hướng tiến triển xấu do điều trị sai cách.

Theo Gia đình và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/be-gai-hon-4-tuoi-bi-liet-day-than-kinh-so-7-chuyen-gia-chi-ro-nguyen-nhan-khong-the-bo-qua-172250122122034426.htm

bệnh nhi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.