- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Các dấu hiệu đột quỵ không quen thuộc
Bệnh nhân có thể tê liệt một bên cơ thể, mất thị lực, nhức đầu đột ngột, dữ dội.
Hơn 110 triệu người trên thế giới từng bị đột quỵ. Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai. Đột quỵ ảnh hưởng đến hơn 100.000 người Anh hằng năm (sau 5 phút lại có một ca bệnh), 38.000 người tử vong. Ở Mỹ, hai con số này lần lượt là 800.000 và 137.000 người.
Tuổi tác, huyết áp cao, hút thuốc, béo phì, lối sống ít vận động và bệnh tiểu đường là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Vấn đề xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn, khiến các tế bào não suy yếu. Người bệnh có thể bị khuyết tật lâu dài. Nguyên nhân phổ biến nhất là cục máu đông gây tắc nghẽn trong các động mạch cung cấp cho não.
40% số bệnh nhân đột quỵ gặp vấn đề về thị giác. Ảnh minh họa: ZO.
Các triệu chứng đột quỵ thường được ghi nhớ dưới từ viết tắt FAST:
F (Face) - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A (Arms) - Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S (Speech) - Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?
T (Time) - Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hãy gọi cấp cứu ngay.
Bên cạnh đó, có những triệu chứng khác của đột quỵ:
Đột ngột tê liệt một bên cơ thể
Tê cánh tay, chân hoặc một phần của khuôn mặt rất phổ biến ở người bị đột quỵ. Giáo sư Martin Dennis, chuyên gia về đột quỵ tại Đại học Edinburgh (Scotland), cho biết, triệu chứng này thường do dây thần kinh bị chèn ép, đặc biệt nếu xảy ra khi ngồi hoặc nằm.
Nếu cảm giác tê đột ngột xảy ra đồng thời ở mặt - cánh tay hoặc cánh tay - chân thì đây có thể là một biểu hiện đáng lo ngại.
Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt
Đột quỵ có thể gây mờ mắt hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Trong nghiên cứu năm 2017, 4 trong số 10 người bệnh gặp vấn đề thị giác.
Gáo sư Dennis nói: “Mất thị lực ở một mắt - thoáng qua hoặc kéo dài hơn một ngày - có thể chỉ ra vấn đề về tuần hoàn đến mắt và cho thấy nguy cơ đột quỵ. Đôi khi bệnh nhân bị đột quỵ có thể đột nhiên không thể sử dụng được điều khiển TV, thiết bị gia dụng, hoặc tắm rửa, mặc quần áo mà không có lý do rõ ràng”.
Mất trí nhớ đột ngột
Theo giáo sư Dennis, mất trí nhớ đột ngột có thể là một dấu hiệu hiếm gặp của đột quỵ.
“Những người mắc chứng khó hiểu ngôn ngữ sẽ nói lộn xộn, thậm chí không nói được hoặc hiểu bất cứ điều gì. Bác sĩ có thể nhận định những người này bị lú lẫn hoặc mất trí nhớ vì họ không thể trả lời các câu hỏi”, vị giáo sư giải thích.
Chóng mặt
Chóng mặt là cảm giác bạn hoặc không gian xung quanh đang quay cuồng. Đây là một triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hoặc cũng có thể vô hại.
Tuy nhiên, khi chóng mặt đi kèm với nhìn đôi, tay chân yếu hoặc vụng về và nói lắp, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2016 cho rằng từ 15.000 đến 25.000 người bị đột quỵ mỗi năm có các triệu chứng hoa mắt hoặc chóng mặt. Phân tích năm 2017 cho thấy, cứ 10 người đột quỵ thì có 4 người bị chóng mặt nhưng không gặp phải các triệu chứng điển hình.
Đau đầu đột ngột, dữ dội là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Ảnh minh họa: Homage
Nhức đầu đột ngột, dữ dội
Mặc dù không phổ biến nhưng cơn đau đầu dữ dội, đột ngột có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Giáo sư Dennis cho biết, biểu hiện trên thường liên quan đến chứng đau nửa đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, đó là đặc điểm của chảy máu dưới nhện hoặc chảy máu trong não.
Tình trạng chảy máu giữa các lớp mô mỏng bao phủ não thường có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật hoặc thậm chí gây tử vong.
Khó nuốt
Giáo sư Dennis cho biết: “Nghẹn khi ăn uống là biểu hiện của đột quỵ khi đi kèm với các triệu chứng khác như yếu tay chân hoặc mặt, các vấn đề về nói lắp".
Nuốt là một nhiệm vụ phức tạp cần bộ não của bạn phối hợp nhiều cơ khác nhau. Nếu cơn đột quỵ làm hỏng phần não làm việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bạn.
Julie Bouverie, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Đột quỵ Anh, khuyên: “Các triệu chứng đột quỵ có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu có điều gì đó không ổn hoặc bạn phát hiện ra dấu hiệu đột quỵ ở bản thân hoặc người khác, điều quan trọng là gọi cấp cứu ngay lập tức”.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe8 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe10 giờ trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCó những dấu hiệu bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết, vậy ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối xanh luộc là món ăn tốt cho sức khoẻ, dưới đây là 5 nhóm người được các chuyên gia khuyên nên ăn chuối xanh luộc thường xuyên.