Cách loại bỏ độc tố trong sữa đậu nành

Thực hư về công dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe một lần nữa khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sữa đậu nành chỉ gây hại khi ta sử dụng nó sai cách.

Thực hư về công dụng của sữa đậu nành đối với sức khỏe một lần nữa khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sữa đậu nành chỉ gây hại khi ta sử dụng nó sai cách.

Sau khi khoa học vừa “đập tan” quan niệm sai lầm sữa đậu nành không tốt cho sức khỏe nam giới thì tuần qua, câu chuyện từ Trung Quốc - cháu bé thiệt mạng do dùng sữa đậu nành mẹ tự làm được lan truyền trên mạng cũng khiến nhiều mẹ ở Việt Nam lo lắng và muốn tìm hiểu thực hư.

Theo các chuyên gia, điểm mấu chốt trong chuyện này là hiện tượng giả sôi của sữa đậu nành.

Trong sữa đậu nành có chứa một loại độc tố gọi là saponin. Khi chất này hòa tan vào nước, nó có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch, tạo ra nhiều bọt, vì vậy trong công nghiệp sản xuất xà phòng người ta hay sử dụng loại chất này.

Nếu saponin được đun sôi ở nhiệt độ cao thì độc tính của nó sẽ bị biến mất, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nhưng nếu chỉ đun sữa đậu nành đến nhiệt độ 80℃-90℃ thì lúc này nhiệt sẽ mở rộng saponin tạo ra rất nhiều bọt trên thành nồi, nếu như người nấu không để ý sẽ bị nhầm tưởng rằng sữa đậu nành đã chín và tắt bếp. Như vậy trong sữa đậu nành sẽ chứa rất nhiều độc tố saponin.

Nếu trong cơ thể có chứa hàm lượng saponin quá cao sẽ trở thành tác nhân làm tan máu, có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt và các triệu chứng khác. Nó cũng có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải, thậm chí nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây những lưu ý cần thiết để bạn yên tâm sử dụng sữa đậu nành mà không lo tác dụng phụ:

Không uống nếu nghi pha nguyên liệu

Trước thông tin vì lợi nhuận mà người bán bấp chấp pha chế sữa đậu nành từ bột béo+ hương liệu hòa với nước đun sôi đã có thể có một cốc sữa đậu nành… như thật. Hoặc sữa được chế biến từ hạt đậu nành mốc, để khử mùi hôi, chỉ đơn giản là cho thêm hương vị đậu nành, thứ bột này có thể mua được ở nhiều nơi với giá rẻ bèo. Trong số đó, đa phần là những túi bột không tên tuổi hay nhãn mác.

Nếu sử dụng sản phẩm pha sẵn này là rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu nghi ngờ, tốt nhất bạn không nên sử dụng.

Không phải ai uống cũng tốt

Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,… đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

Không dùng thay thế sữa ở trẻ nhỏ

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Hơn nữa, nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.

Không uống khi chưa đun sôi

Sữa đậu nành chưa sôi, chín có chứa chất có hại saponin và chất dung môi protein chống dịch tụy. Nếu chúng ta uống vào sẽ gây ra trúng độc, triệu chứng biểu hiện là buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi… Vì vậy, khi hâm nóng sữa, nhiệt độ phải trên 90 độ C và đồng thời mở vung cho khí độc bay ra, như thế mới có thể làm cho các chất có hại như saponin biến chất và bị “phá vỡ”, sau khi uống sẽ không bị trúng độc.

Không uống quá 500 ml/ngày

Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500 ml/ngày.

Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không pha cùng đường đỏ

Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không đựng trong bình giữ nhiệt

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3-4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Để không tốn thời gian bạn chỉ cần tranh thủ khoảng vài phút buổi tối ngâm đậu rồi và để qua đêm, sáng hôm sau đã có một nồi đậu nở to, đều.

Theo Gia đình & Xã hội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.