Căn bệnh diễn tiến cực nhanh, cực nguy hiểm: Chuyên gia Bạch Mai cảnh báo dấu hiệu cần nhớ

Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình – viêm cơ tim cấp có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và sự sống bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc.

Theo Giáo sư Nguyễn Gia Bình – viêm cơ tim cấp có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và sự sống bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc.

Viêm cơ tim cấp

Trường hợp của bệnh nhân Trần Thị H. (25 tuổi, Phú Thọ) được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, sự sống bị đe dọa từng giây từng phút.

Được biết trước đó chị H. vẫn đi làm bình thường và chỉ sau cơn sốt thì chị nhanh chóng bị đau thắt ngực và rơi vào tình trạng hôn mê.

GS.Nguyễn Gia Bình cho biết khi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, H. đã rơi vào trạng thái sốc nhiễm khuẩn nặng. Bác sĩ nghi sốc nhiễm khuẩn, viêm cơ tim cấp nên cho thực hiện tim phổi nhân tạo ngay lập tức. Sau 9 ngày điều trị, bệnh nhân đã cai máy thở hoàn toàn.

Chị H. trên giường bệnh đã cười nhẹ và với chị như một giấc mơ vừa trải qua. Nghe người thân của chị kể, chị vẫn thấy bệnh đến quá nhanh, quá nguy hiểm.

Hay như trường hợp của chị Đỗ Thị U. (25 tuổi, quê Bắc Giang) cũng tương tự. Chị U. đang đi làm bình thường và tự nhiên thấy mệt mỏi, đau tức ngực. Sau đó chị được chuyển vào cơ sở y tế bác sĩ điện tim thấy có dấu hiệu suy tim nên chuyển tuyến. Khi chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai, chị U. đã rơi vào hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn.

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thế Anh – Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi vào viện bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn. Lúc này các bác sĩ đã xin ý kiến ban lãnh đạo khoa và Bệnh viện. Ban lãnh đạo quyết định bằng mọi giá phải cứu người bệnh.

Sau 3 giờ sốc tim cuối cùng tim bệnh nhân cũng đập trở lại. Bác sĩ thở phào. Bệnh nhân được chạy máy ECMO và đến nay đã bình phục hoàn toàn.

Trường hợp bệnh nhân H.V. H. (Trùng Khánh, Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Theo người thân khi đang chuẩn bị ăn sáng để đi làm tại công ty, H. thấy buồn nôn và nôn nhiều sau đó ngã khụy xuống, gọi hỏi không biết.

Đồng nghiệp đưa H. lên phòng y tế của công ty trong tình trạng lơ mơ, tím tái và nôn nhiều, các y bác sĩ đã ngay lập tức chuyển H. đến khoa cấp cứu bệnh viện tỉnh Cao Bằng.

Căn bệnh diễn tiến cực nhanh, cực nguy hiểm: Chuyên gia Bạch Mai cảnh báo dấu hiệu cần nhớ-1

GS Gia Bình chia sẻ về những bệnh nhân viêm cơ tim cấp

Tại đây, bệnh nhân xuất hiện cơn rung thất, mất ý thức. Sau khi sốc điện 3 lần, nhịp trở về nhịp nhanh nhất, nhưng ý thức không tỉnh, phổi xuất hiện nhiều rales ẩm. H. được cấp cứu theo phác đồ phù phổi cấp, nhịp tim có trở lại nhưng bệnh nhân vẫn không tỉnh.

Khi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã rơi vào hôn mê sâu. Bác sĩ đã hội chẩn toàn bệnh viện và được chẩn đoán viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Một phác đồ điều trị tích cực nhất được triển khai: tiếp tục chạy Ecmo, lọc máu liên tục hàng ngày, kháng sinh liều cao để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn.

Sau đó bệnh nhân lại lâm vào tình trạng viêm phổi rất nặng, sốt cao không cắt, chức năng tim không cải thiện…Cấy máu phát hiện tình trạng nhiễm nấm Candidas. Các bác sĩ lại tiếp tục cấp cứu và phải 14 ngày bệnh nhân mới qua nguy kịch.

Bệnh ở người trẻ

Theo giáo sư Bình viêm cơ tim cấp là bệnh cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở người trẻ đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động. Tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai các bệnh nhân đều rơi vào độ tuổi 20 – 40.

GS Bình cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây viêm cơ tim trong đó có thể do vi khuẩn, xoắn khuẩn, nấm, vi rút, thuốc và các hóa chất, tia xạ. Có khi do các nguyên nhân khác: sau sinh, do các tế bào khổng lồ, do rượu…thậm chí là viêm cơ tim không rõ nguyên nhân.

Căn bệnh diễn tiến cực nhanh, cực nguy hiểm: Chuyên gia Bạch Mai cảnh báo dấu hiệu cần nhớ-2

Hình ảnh viêm cơ tim cấp

Trường hợp của chị H, được chẩn đoán viêm cơ tim cấp do vi rút. Và với những người bị viêm cơ tim cấp như chị H, không có cách nào để phòng bệnh bởi vi rút, vi khuẩn tồn tại song hành với con người ngoài môi trường. Khi hít thở không khí thì nguy cơ vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào người và gây biến chứng viêm cơ tim cấp.

Trong khi đó viêm cơ tim cấp chỉ vài ngày sau đã gây ra các biến chứng nguy hiểm: viêm phổi, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp, suy tim.

Dấu hiệu nhận biết viêm cơ tim cấp, GS Bình cho biết dấu hiệu của bệnh rất mờ và thường có cảm giác như sốt, cảm cúm, đau tức ngực… chính vì thế người bệnh càng chủ quan không đi đến các cơ sở y tế và khi nhập viện thì bệnh đã nặng.

GS Bình khuyến cáo khi có các triệu chứng như tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh…người nhà cần lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách phòng tốt nhất GS Bình cho biết hạn chế tới những nơi đông người.

Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm vi rút hoặc có hội chứng giống cảm cúm cho đến khi họ bình phục hoàn toàn. Nếu bạn đang có những triệu chứng giống nhiễm vi rút thì nên tránh tiếp xúc gây phơi nhiễm cho người khác. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn nên đeo khẩu trang để phòng bệnh cho bạn và cho người xung quanh bạn.

Theo Trí thức trẻ


viêm cơ tim cấp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.