Cô giáo Hà Nội mắc ung thư gan khuyên mọi người 4 thói quen phải thay đổi kẻo hối hận

"Các bạn trẻ nhớ nhé. Hãy thay đổi thói quen của các bạn trước khi bệnh tật ập tới. Thói quen nào cũng thay đổi được, nhưng bệnh thì không phải bệnh gì cũng chữa được đâu." Đó là lời chia sẻ của cô giáo trẻ B.Y sau khi biết bản thân mắc ung thư gan.

"Các bạn trẻ nhớ nhé. Hãy thay đổi thói quen của các bạn trước khi bệnh tật ập tới. Thói quen nào cũng thay đổi được, nhưng bệnh thì không phải bệnh gì cũng chữa được đâu." Đó là lời chia sẻ của cô giáo trẻ B.Y sau khi biết bản thân mắc ung thư gan.

Ung thư là căn bệnh mà bất cứ ai cũng sợ. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chủ quan, không quan tâm tới sức khoẻ, lối sống để đến khi mắc bệnh mới hối tiếc.

Mới đây, cô giáo trẻ B.Y hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội đã có một bài chia sẻ trên Facebook thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. B.Y, 24 tuổi, là con một trong gia đình, cô kết hôn không lâu và có công việc dạy học tiếng Hàn rất tốt. Tuy nhiên cuộc sống hạnh phúc tưởng như mơ ấy bất ngờ phải đón nhận tin dữ, B.Y bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan .

Được biết, B.Y rất quan tâm tới sức khỏe của bản thân, cứ 8 tháng cô lại đi khám tổng quát. Tuy nhiên do công việc bận rộn nên 2 năm liền, B.Y không kiểm tra sức khỏe. Lần gần nhất khi cô đi khám cũng là lúc phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư gan giai đoạn 3. Bác sĩ phát hiện cô có khối u trong gan.

Cô giáo Hà Nội mắc ung thư gan khuyên mọi người 4 thói quen phải thay đổi kẻo hối hận-1

Cô gái trẻ B.Y không may mắc bệnh ung thư gan khi mới 24 tuổi.

Điều đáng nói là dù mắc bệnh nhưng B.Y không hề thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như chán ăn, mệt mỏi, đau đớn. Mặc dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng cô giáo trẻ vẫn lạc quan, quyết định chia sẻ 4 điều mà mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi nhất định phải thay đổi để tự cứu sống chính mình trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

Đi khám sức khỏe định kỳ

Có lẽ điều hối tiếc nhất của cô gái trẻ là đã không duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để đến khi phát hiện ra bệnh cũng đã vào giai đoạn khó chữa. Vì vậy, B.Y gửi lời khuyên tới mọi người “dù khỏe mạnh bình thường, dù bận đến mấy thì các bạn cũng phải đi khám tổng quát thường xuyên. Chỉ mất một ngày thôi và chi phí khoảng 1-5 triệu tuỳ vào bệnh viện và các gói. Như vậy, mỗi năm mình chỉ cần bỏ ra 2 ngày và 2-10 triệu để kiểm soát toàn bộ các bệnh nặng khó chữa.”

Đi ngủ sớm, không thức khuya

Giờ làm việc thải độc của gan là từ 11 giờ đến 1 giờ sáng, lúc ấy cơ thể cần ngủ sâu. Tức là chúng ta cần phải ngủ từ khoảng 10 giờ nhưng có rất ít người làm được điều đó. Bởi nhiều người nghĩ nếu làm vậy, chúng ta thật giống người già. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ phải bỏ mất hết các cuộc vui. Nếu làm vậy, chúng ta không giải quyết hết công việc. Và đến một ngày chúng ta sẽ nhận ra là gan đã bị tổn thương quá nặng nề. 

B.Y cũng thừa nhận cô là một người có thói quen như vậy khi hầu hết cô đi ngủ khi đã 12 giờ khuya, có khi là 1-2 giờ sáng. Cách đây khoảng 3-4 tháng cô gái trẻ mới thay đổi, đi ngủ lúc 11 giờ nhưng có vẻ là đã quá muộn vì ung thư  đã phát triển từ hơn 1 năm trước.

Cô giáo Hà Nội mắc ung thư gan khuyên mọi người 4 thói quen phải thay đổi kẻo hối hận-2

Dù mắc bệnh nhưng B.Y vẫn rất lạc quan.

Ăn uống khoa học

Đồ cay nóng rất ngon, thịt lợn thịt bò (thịt đỏ) nướng kèm sốt, các món chiên xào rán quá hấp dẫn; nước ngọt, bia vào mùa hè quá tuyệt; và nhiều loại đồ ăn tổng hợp các chất bảo quản khác nữa đều được chế biến thành các món ngon không cưỡng lại được. Nhưng tất cả những cái đó đều làm cho gan mệt mỏi và kiệt sức. 

Mình đã từng ăn quán rất nhiều vì công việc không cho phép mình nấu ăn. Ra ngoài thì cũng ăn quá nhiều thịt đỏ, đồ chiên xào, rán.

Cách đây 3 tháng, mình tham gia vào chế độ dinh dưỡng mà hạn chế thịt đỏ, tích cực ăn ức gà, cá, rau củ quả, trái cây, gạo lức, khoai lang, loại bỏ đồ chiên xào rán nhiều dầu mỡ. Đây là chế độ rất khoa học, chỉ tiếc là ung thư gan của mình đã sớm phát triển từ lâu.

Tích cực cập nhật sự tiến bộ của khoa học

Nếu bạn đang mắc một căn bệnh mà phải sống chung với nó thì đừng tự chấp nhận sống chung với nó mãi. Hãy luôn tìm hiểu sự phát triển của khoa học xem bệnh đó đã có cách chữa hay chưa. Vì khoa học tiến bộ lên từng ngày, hôm nay không có nhưng  có thể 1-2 năm sau sẽ có cách.

Hiện tại, B.Y rất tin tưởng rằng sau khi làm xạ trị chiếu trong chọn lọc (SIRT) kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện khoa học thì các khối u của cô sẽ được khống chế và teo đi.

Những tâm sự và lời khuyên hữu ích của cô giáo B.Y đã thu hút tới hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Đó là lời cảnh tình tới bất cứ ai vẫn còn đang giữ những thói quen xấu cần mau chóng thay đổi để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan khá cao trên thế giới

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư gây tử vong hàng đầu khi có tới gần 800.000 ca tử vong mỗi năm.

Đáng lưu ý, tỉ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ có số liệu về ung thư. Trung bình cứ 100.000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan.

Hầu hết những người mắc ung thư gan đều đã bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện làm tăng nguy cơ gây xơ gan là viêm gan B, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra ung thư gan cũng có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, lối sống.

TS.BS. Phạm Thế Anh chia sẻ trên Sức khỏe đời sống về cách phòng chống ung thư gan, mọi người cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên mỗi 6 tháng/lần bằng siêu âm, xét nghiệm máu… để phát hiện sớm các tổn thương gan, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao của ung thư gan: Viêm gan virus B, C, xơ gan…

- Tiêm phòng đầy đủ vắc-xin phòng viêm gan B.

- Hạn chế hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ gan, viêm gan virus.

- Không dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt thuốc chưa rõ nguồn gốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Hầu hết các thuốc đều chuyển hóa qua gan, việc lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan, nhất là những bệnh nhân đã có bệnh gan mạn tính và đây là nguy cơ cao cho ung thư gan.

- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.

Theo Khám phá


khối u

ung thư gan

ung thư

bệnh ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.