- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng: Người đã mắc biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Như thông tin của WHO biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
Biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%
Tại cuộc tọa đàm " Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19?" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 1/7, GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: như thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Ảnh: VGP/Quang Thương
Theo GS.TS Phan Trọng Lân: Ở Việt Nam, nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương nên đến tháng 12/2021, thậm chí đến tháng 2/2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này là đã giảm.
"Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa. Do đó, những đối tượng này cần phải tiêm nhắc lại đúng lịch, đúng liều là rất quan trọng để duy trì miễn dịch, tránh dịch xâm nhập"- GS.TS Phan Trọng Lân nói
Yếu tố thứ hai là cần thiết phải tiêm cho cán bộ y tế tuyến đầu, bởi đây cũng là những người có nguy cơ cao. Khi các biến thể mới có mức độ xâm nhập, lây lan như vậy thì có thể ngăn chặn, giảm được mức độ lây nhiễm sang cho các đối tượng khác, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao.
"Như vậy, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các mũi tiêm nhắc để vừa ngăn chặn dịch, vừa tránh được lây lan cho những người có nguy cơ cao như những người trên 50 tuổi trở lên, những người có mức độ suy giảm miễn dịch ở thể vừa và thể nặng.
Những đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm càng sớm càng tốt để duy trì miễn dịch, tránh nhiễm những biến thể mới, những biến thể chưa rõ ràng, nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, nâng cao dự phòng"- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.
GSTS Phan Trọng Lân cũng chia sẻ: Thực tế có người dân băn khoăn khi họ mắc BA.2 thì rất nhẹ nhưng khi tiêm vaccine lại lo lắng vì bị sưng, đau, đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, những phản ứng ấy sẽ qua đi trong vài ngày. Nhưng ngược lại, trong tương lai dịch khó dự đoán thì chúng ta sẽ yên tâm hơn khi đã tiêm vaccine. Thời gian tới, nếu dịch có xâm nhập thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống được bảo vệ và yên bình hơn.
GS.TS Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Như thông tin của WHO biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
Vaccine hiện tại đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến thể BA.4 và BA.5
Tại buổi toạ đàm, TS. Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng ngành y tế ở Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh.
"Việc chúng ta sử dụng các biện pháp như đeo khẩu trang ở những không gian kín, rửa tay… cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát được dịch. Phải khẳng định là Việt Nam có một hệ thống giám sát bệnh cực kỳ tốt, điều này có thể giúp Chính phủ Việt Nam phát hiện sớm các nhóm gene hoặc các biến chủng mới"- TS. Socorro Escalante.
Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: Biện pháp chúng ta đang triển khai thực hiện là cần thiết để phát hiện và khẳng định các ca bệnh mới, nhưng chúng ta cũng có những công cụ để phát hiện và kiểm soát. Đó chính là vaccine.
"Việt Nam đã tiêm chủng được với tỉ lệ rất cao. Vaccine hiện tại Việt Nam đang sử dụng có hiệu quả đối với các biến thể BA.4 và BA.5. Đấy chính là lý do mà Chính phủ Việt Nam vẫn khuyến cáo người dân tiêm các mũi vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại, mũi tăng cường"- TS. Socorro Escalante nói.
Những gì chúng ta biết đến thời điểm hiện tại là các biến thể, các nhánh BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn. Chúng ta chưa biết chính xác liệu độc lực của nó có cao hơn không, nhưng vaccine hiện tại đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến thể BA.4 và BA.5.
"Những gì chúng ta biết đến thời điểm hiện tại là các biến thể, các nhánh BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn. Chúng ta chưa biết chính xác liệu độc lực của nó có cao hơn không, nhưng vaccine hiện tại đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến thể BA.4 và BA.5", Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định:
Biến thể phụ BA.4, BA.5 có nguy cơ như thế nào với trẻ em?
Cũng về vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi TW chia sẻ thêm, chúng ta cùng thấy biến thể BA.4, BA.5 đã lan nhanh trên toàn cầu với 6 khu vực WHO đang giám sát. Trong tuần qua, biến thể BA.4, BA.5 chiếm đến 55% trong tổng số mẫu toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại. Tại Singapore, theo thông báo của WHO, có đến 45% các trường hợp nhiễm COVID-19 trong cộng đồng liên quan đến biến thể BA.4, BA.5.
"Những biến thể này lây lan nhanh hơn và tỉ lệ tử vong hay tỉ lệ bệnh nặng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh nặng liên quan đến nhóm người già và nhóm có yếu tố nguy cơ bệnh nền"- PGS.TS Trần Minh Điển nói.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng bày tỏ: Với những thông tin còn hạn chế, câu hỏi đặt ra là trẻ em có nhiễm biến thể BA.4, BA.5 hay không? Dẫn thông tin của Cục Y tế dự phòng, PGS TS Trần Minh Điển cho hay tỉ lệ mắc của trẻ em trong thời gian qua, từ lúc bắt đầu dịch đến giờ, cũng tương đương với tỉ lệ mắc trên người lớn, tức là khoảng 20-25% trẻ em mắc COVID-19.
Với các ca bệnh khó, bệnh nặng chủ yếu liên quan đến bệnh mạn tính, bệnh nền. Đây là những yếu tố nguy cơ trên nhóm nguy cơ. Đồng thời trẻ em là nhóm yếu thế bởi trẻ em chưa được tiêm chủng nhiều, đặc biệt là nhóm dưới 11 tuổi. Vừa rồi nước ta mới bắt đầu có vaccine tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, còn nhóm dưới 5 tuổi chưa có vaccine để tiêm.
"Do vậy, nếu biến thể BA.4, BA.5 lây lan nhanh sang cộng đồng, tức là trẻ em có lây lan và có tỉ lệ mắc bệnh nặng và đặc biệt trẻ em là nguồn lây sang cho người già, người lớn khác dễ dàng hơn vì đối với trẻ em, thông thường các giải pháp liên quan đến khẩu trang, khử khuẩn kém hơn so với người lớn"-Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói.
Theo Sức khỏe và đời sống
-
Sức khỏe13 phút trướcBệnh nhi xuất hiện triệu chứng co giật nhiều lần, kéo dài khoảng 1 phút. Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chỉ định trẻ phải chuyển lên TP.HCM khẩn cấp.
-
Sức khỏe4 giờ trướcLòng xào dưa, lòng lợn là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều người đang trở thành hot trend trên mạng xã hội những giờ qua. Nhưng món ăn này có phải ai cũng có thể ăn thả phanh?
-
Sức khỏe4 giờ trướcNa chứa một số hợp chất trong đó có kali giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp cao ở những người bị bệnh tăng huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcBé trai nhập viện trong tình trạng yếu, liệt tứ chi, sụp mi, đồng tử 2 bên giãn 5 mm, phản xạ ánh sáng âm tính kèm suy hô hấp nặng phải bóp bóng qua nội khí quản.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBữa sáng được các chuyên gia khuyên là phải ăn đủ chất, vậy ăn sáng như thế nào là tốt cho sức khỏe? Bạn có biết bữa sáng nào được các tế bào ung thư “yêu thích” không?
-
Sức khỏe23 giờ trướcViệc phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục và thậm chí là sống sót, do đó, việc lưu ý các cảnh báo ban đầu là vô cùng quan trọng.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu có quy mô lớn nhất thế giới phát hiện sau hai năm, nguy cơ bị sương mù não ở người mắc Covid-19 không cao hơn so với những bệnh lý đường hô hấp khác.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCơ thể con người hấp thụ rất nhiều độc tố từ môi trường xung quanh và từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu chất độc không được đào thải kịp thời, cơ thể sẽ ngày càng suy yếu, thậm chí mắc ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi đi khám, các trẻ mắc sốt xuất huyết hoặc tay chân miệng thể nhẹ sẽ được cho về nhà tự theo dõi và chăm sóc. Lúc này, phụ huynh sẽ cần chú ý nhiều hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSữa đậu nành là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cần nhớ một số điều khi sử dụng kẻo gây hại cho cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy rằng tất cả ánh sáng mà bạn tiếp xúc vào ban đêm khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là loại thực phẩm nổi tiếng ngon bổ nhưng có 4 loại cá không nên ăn vì cực nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và cả ung thư. Bạn có biết là những loại nào không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi bước qua tuổi 40, các chức năng của cơ thể dần suy giảm. Đó là lý do tại sao nên theo dõi chế độ ăn uống thường ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, huyết áp cao và tiểu đường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMỗi ngày uống 1 cốc nước ép táo, sau 7 ngày cơ thể thay đổi thế nào: 1. Tim mạch sẽ khỏe mạnh hơn; 2. Bạn có thể giảm cân; 3. Chống bệnh ung thư tốt hơn