Dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ: Người trẻ nên khám sớm nếu có nguy cơ

Dưới đây là một số triệu chứng ít được biết đến cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ, phát hiện sớm có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Bệnh sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 850.000 người ở Vương Quốc Anh và con số này đang tăng lên hằng năm khi độ tuổi dân số tăng lên.

Những người mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ dần dần suy giảm khả năng nhận thức, trí nhớ kém, thậm chí ảnh hưởng đến tư duy và khó kiểm soát hành vi.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ: Người trẻ nên khám sớm nếu có nguy cơ-1
Bệnh sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành ở mọi lứa tuổi.

Sa sút trí tuệ có 200 biến thể, bao gồm cả bệnh Alzheimers. Bệnh biểu hiện khác nhau ở mỗi người và có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành ở mọi lứa tuổi.

Mặc dù vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh sa sút trí tuệ nhưng việc phát hiện sớm đôi khi có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thông qua một số dấu hiệu nhận biết ban đầu xuất hiện ở phần lớn những người mắc bệnh.

Hiệp hội Alzheimer (Vương quốc Anh) cho biết: “Việc phát hiện sớm có thể giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị phù hợp, làm giảm một số triệu chứng và giúp duy trì mức độ bệnh nhẹ lâu hơn, cũng như tăng cơ hội tham gia các thử nghiệm lâm sàng”.

Nhiều người cho rằng, dấu hiệu duy nhất của chứng sa sút trí tuệ là mất trí nhớ. Tuy nhiên, một vài triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ: Người trẻ nên khám sớm nếu có nguy cơ-2
Thay đổi tâm trạng là một dấu hiệu phổ biến của chứng sa sút trí tuệ.

Khi bắt đầu có triệu chứng sa sút trí tuệ, tính cách của người bệnh thường sẽ thay đổi.

Hiệp hội Alzheimer (Vương quốc Anh) cho biết: "Tính cách của người mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể thay đổi một cách khó nhận biết theo thời gian. Tuy nhiên, một số người khác thay đổi tính cách dễ nhận biết hơn, biểu hiện có thể là họ trở nên bối rối, đa nghi, chán nản hay thu mình lại".

Những thay đổi cũng có thể bao gồm tâm trạng lo lắng, sợ hãi. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí gây trầm cảm.

"Người mắc bệnh sa sút trí tuệ có thể có những biểu hiện thay đổi tâm trạng bất thường hay rối loạn cảm xúc, từ điềm tĩnh đến lo âu đến tức giận, mà không rõ lý do", Hiệp hội Alzheimer (Vương quốc Anh) cho biết thêm.

Các chuyên gia cũng cho biết, sa sút trí tuệ thường khiến người bệnh cảm thấy bi quan trong cuộc sống hàng ngày, từ đó dẫn đến các hành vi thụ động (không biểu cảm).

Nếu một người bỗng dưng cảm thấy mệt mỏi hoặc áp lực về vấn đề giao tiếp xã hội hay công việc gia đình, họ có thể đang bắt đầu mắc chứng sa sút trí tuệ.

Các triệu chứng khác của bệnh sa sút trí tuệ

Dấu hiệu ban đầu của bệnh sa sút trí tuệ: Người trẻ nên khám sớm nếu có nguy cơ-3
Những thay đổi trong cách giao tiếp có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ.

Các chuyên gia khẳng định, bệnh sa sút trí tuệ có thể khiến mọi người trở nên thụ động và thu mình hơn.

Chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng khác nhau tùy từng người bệnh. Theo các chuyên gia trên kênh Dementia UK, cách chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ được xác định bởi những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

 1. Vấn đề trí nhớ

- Hay quên hoặc quên nhiều hơn

- Khó ghi nhớ thông tin mới

- Bị lạc ngay cả ở nơi quen thuộc

- Khó khăn trong việc gọi tên người/vật

- Thường xuyên quên vị trí để đồ

2. Khả năng nhận thức

- Nhận thức sai về thời gian và địa điểm, ví dụ như thức dậy vào nửa đêm để đi làm - ngay cả khi họ đã nghỉ hưu

- Khó khăn trong việc lựa chọn đồ và thanh toán khi mua sắm

- Khó khăn trong việc ra quyết định và suy luận

- Mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng thích thú

- Bồn chồn, lo lắng (đi lại, đứng ngồi không yên)

3. Vấn đề giao tiếp

- Khó khăn trong việc tìm từ khi giao tiếp

- Thường xuyên nói lại những điều đã nói

-  Khó tham gia và theo kịp cuộc trò chuyện

- Khó khăn trong việc đọc và viết

- Trở nên trầm lặng và thu mình hơn

- Bi quan, tự ti

- Thay đổi tính cách và hành vi

- Thay đổi tâm trạng, lo lắng nhiều hơn thậm chí rơi vào trầm cảm.

Cách phòng tránh bệnh sa sút trí tuệ

Mặc dù chưa có biện pháp chữa khỏi nhưng một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm tốc độ phát triển và lây lan của bệnh sa sút trí tuệ.

Một số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ như tuổi tác và di truyền - đây là điều không thể tránh khỏi, trong khi những yếu tố khác nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị, các triệu chứng như mất thính giác, trầm cảm không được điều trị, cô đơn hoặc có thể ngồi trong nhà cả ngày cũng cần được lưu tâm.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/dau-hieu-ban-dau-cua-benh-sa-sut-tri-tue-nguoi-tre-nen-kham-som-neu-co-nguy-co-ar662169.html?fbclid=IwAR0Dqu--EoWLi-xZuwuEThCMGlpus5OLusTmGj-gIuMGI3c96yBApq6y2J4

dấu hiệu cảnh báo bệnh

bệnh Alzheimer


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.