Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm

Dây thìa canh bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, chưa kể tiềm ẩn các loại nấm mốc.

Dây thìa canh bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, chưa kể tiềm ẩn các loại nấm mốc.

Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm

Trước thông tin thế giới công bố tìm thấy 9 chất mới trong Dây thìa canh Việt Nam giúp trị tiểu đường, nhiều người dân đã đổ xô đi mua dây thìa canh về sắc uống. 

Tuy nhiên, Dây thìa canh bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, chưa kể tiềm ẩn các loại nấm mốc. Theo các nhà khoa học, sử dụng không đúng hay mua phải dược liệu dởm hiệu quả chữa bệnh không cao còn dẫn đến tiền mất, tật mang.

Bước đột phá 9 chất mới trong "Dây thìa canh Made in Việt Nam"

Đầu tháng 3-2018, Tạp chí Quốc tế hàng đầu châu Âu Phytochemistry đã công bố nghiên cứu của các giáo sư thuộc khoa Dược, Đại học Quốc gia Seoul và công ty Nam Dược về việc tìm ra 9chất mới trong dây thìa canh tại Hải Hậu, Nam Định được trồng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. 

9 chất gymnemosides ND1 – ND9 không có trong dây thìa canh của Ấn Độ và chỉ tìm thấy ở Dây thìa canh được trồng ở Hải Hậu (Việt Nam) có tác dụng hạ đường huyết rất tốt đối với người tiểu đường.

Theo các nghiên cứu khoa học được công bố, trong Dây thìa canh chuẩn hóa có chứa lượng lớn hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ và tăng thải cholesterol. Nhờ vậy hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết cao đồng thời giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Ngay sau khi thông tin này được công bố ra, nhiều người bị tiểu đường đổ xô đi mua dây thìa canh với hi vọng có thể cứu cánh cho căn bệnh của mình mà không biết rằng nếu dùng dây thìa canh không đúng cách thì lợi bất cập hại.

Nguy hại khi dùng dây thìa canh không đúng cách

Một vấn đề đặt ra là không ít người bệnh tiểu đường đang nhầm lẫn giữa dây thìa canh chuẩn hóa có hàm lượng tác động hiệu quả cao với dây thìa canh nuôi trồng và thu hái không theo quy chuẩn kĩ thuật đang bán tràn lan trên thị trường.

Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm
Nhà khoa học Hoàng Minh Châu

Ông Hoàng Minh Châu – Tổng giám đốc Tổng Giám đốc công ty Nam Dược đồng thời cũng là tác giả của nghiên cứu mới phát minh ra 9 chất tìm thấy trong dây thìa canh cho biết:

Hiện trên thị trường dây thìa canh khô được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên đa phần nhiều cành, rất ít lá trong khi đó ở dây thìa canh, bộ phận có dược tính tốt nhất là phần lá, cành bánh tẻ. Phần cành to cho dược tính rất thấp nhưng được cho vào nhiều để tăng trọng lượng.

Hiện cũng có tới hơn 3000 giống cây thìa canh, mỗi giống cây lại cho dược tính khác nhau. Trong khi đó người nông dân trồng dây thìa canh cũng không biết giống cây mình trồng là giống cây gì. Vì vậy không ai đảm bảo được dây thìa canh khô bán trên thị trường sẽ cho dược tính thế nào, có tác dụng điều trị bệnh tới đâu.

Phân tích về việc tự sắc dây thìa canh uống của người bệnh hiện nay, ông Châu cho biết: "Bấy lâu nay, bà con thường nghĩ thuốc nam sắc uống là lành tính. 

Tuy nhiên, dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới, còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc….. Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiễm độc - lợi bất cập hại.

Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm
Dây thìa canh trôi nổi trên thị trường dễ nhiễm tạp chất, kim loại nặng, nấm mốc mà mắt thường không nhìn thấy

Hơn nữa, việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất và tất nhiên dẫn tới kết quả điều trị bệnh không cho hiệu quả tốt. Sử dụng dây thìa canh làm dược liệu điều trị bệnh không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống. 

Người dân thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to, bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những "nắm" đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.

Dây thìa canh thế mới mới chuẩn?

Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade –dự án thương mại sinh học vì an toàn dược liệu cho người bệnh cho biết: để chữa bệnh có hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tìm mua những sản phẩm được làm từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của tổ chức y tế thế giới. 

Sạch là tiêu chuẩn đầu tiên của dược liệu để làm thuốc. Sạch tức là yêu cầu  giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Bà Hương bày tỏ: Với cách sắc, uống thuốc không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới việc không đủ liều để chữa bệnh hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Hơn nữa cách sắc, uống dây thìa canh sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong sản phẩm. 

Ví dụ, trong trong dây thìa canh trồng đạt chuẩn sẽ có nhiều hoạt chất khác nhau nhưng bằng cách đun nước trong vài chục phút thì chiết xuất chỉ được rất ít dược chất".

Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm
Vùng trồng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Nam Định không dùng thuốc diệt cỏ và các thuốc kích thích tăng trưởng.

Bà Hương đánh giá: Dây thìa canh sạch trồng theo tiêu chuẩn của GACP chứa hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần dây thìa canh trồng không theo tiêu chuẩn. 

Những hộ nông dân tại Hải Lộc Hải hậu Nam Định sẽ trồng trọt và thu hái dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe trong việc chăm sóc, thu hái: không dùng thuốc diệt cỏ và kích thích tăng trưởng.

Thu hái xong, cần phơi ngay sau đó. Nếu thời tiết mưa thì phải tiến hành sấy. Nhà máy đầu tư có máy sấy ngay tại vùng trồng. Việc sơ chế như vậy rất quan trọng bởi lá dây thìa canh để ẩm sẽ dễ bị thối, úa dễ mất dược tính. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của các hộ dân trồng theo tiêu chuẩn và hộ dân trồng tự phát.

Dây thìa canh sau khi được sơ chế và đưa về nhà máy sản xuất cách đó 40 km để đảm bảo dược tính. Tại đây, dây thìa canh tươi phải trải qua qua nhiều khâu kiểm tra đạt các tiêu chí về tiêu chuẩn dược liệu, đảm bảo yếu tố sạch và an toàn. Tại đây dây thìa canh dược liệu tiếp tục trải qua 12 bước để trở thành viên uống tiểu đường.

Đổ xô mua dây thìa canh trị tiểu đường: Coi chừng tiền mất tật mang vì mua dược liệu rởm
Dây thìa canh trôi nổi trên thị trường nhiều cành, ít lá, mắt thường không nhìn thấy được

"Màu của dây thìa canh sau khi đã sấy phải đạt màu xanh, có mùi thơm, còn dược liệu đã sang màu vàng là đã để lâu, dễ mang vi khuẩn, ẩm mốc, ô-xy hóa, dược tính bị suy giảm. Nếu bà con nông dân sử dụng phân bón và thuốc kích thích tăng trưởng thì chỉ số kim loại nặng và Nitrat sẽ vượt ngưỡng cho phép và nhà máy sẽ loại bỏ lô dược liệu" – ông Đông cho biết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Bệnh tiểu đường

Dây thìa canh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.