Du học sinh 20 tuổi suýt tử vong do bị cảm: Nguyên nhân khiến nhiều người giật mình!

Nghĩ mình bị cảm nhẹ, chị Q. tự dùng thuốc cảm tại nhà. Tuy nhiên, đến tối chị Q. khó thở dữ dội, toàn thân tím tái, không nói chuyện được và phải cấp cứu.

Nghĩ mình bị cảm nhẹ, chị Q. tự dùng thuốc cảm tại nhà. Tuy nhiên, đến tối chị Q. khó thở dữ dội, toàn thân tím tái, không nói chuyện được và phải cấp cứu.

Suýt tử vong khi tự dùng thuốc cảm tại nhà

Đầu tháng 1/2017, chị Q. (20 tuổi, du học sinh) được nghỉ Tết Dương lịch nên đã về nước và cùng gia đình đi du lịch nhiều nơi từ Bắc vào Nam.

Lúc này, chị Q. bị ho, hắt xì hơi. Chị Q. nghĩ mình bị cảm nhẹ nên tự uống thuốc cảm có sẵn trong nhà rồi tiếp tục chuyến du lịch.

Tuy nhiên, bệnh của chị Q. không giảm mà còn khiến chị thấy ho nhiều hơn nên chị uống tiếp thêm một liều thuốc ho nữa.

Đến tối, chị Q. thấy khó thở dữ dội, toàn thân tím tái, không nói chuyện được. Người nhà đưa chị Q. đến BV ĐH Y Dược TPHCM cấp cứu.

Theo BS CKI. Nguyễn Viết Hậu – Phó trưởng khoa Cấp cứu, chị Q. được đưa vào bệnh viện trong tình trạng khó thở dữ dội, vả mồ hôi, tím tái,… được cấp cứu thành công và được chẩn đoán bị hen phế quản.

"Theo bệnh sử, chị Q. bị hen từ nhỏ, nhưng gần đây thấy khỏe nên cũng tự ngưng thuốc, không khám lại. Chị cũng chủ quan khi bệnh cảm kéo dài cả tuần mà lại tự dùng thuốc, cộng thêm di chuyển nhiều trong lúc sức đề kháng suy giảm, dễ bị bội nhiễm vi trùng.

Thêm vào đó, chị còn dùng các thuốc ức chế ho không phù hợp làm ứ đọng đàm nhớt kích thích viêm, kích thích co thắt phế quản trầm trọng làm cơn hen bùng phát dữ dội, đe dọa tính mạng", bác sĩ Hậu cho biết thêm.

Qua trường hợp của chị Q., BS Nguyễn Viết Hậu cảnh báo, hiện tại đang là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp mà thường gặp nhất là cảm, cúm.

Vì biểu hiện bệnh giống nhau nên một số người quen gọi cảm và cúm là một nhưng thực ra bệnh cúm có thể đe dọa đến tính mạng, còn bệnh cảm có thể tự khỏi sau một tuần.

Nữ du học sinh 20 tuổi suýt tử vong do bị cảm: Nguyên nhân khiến nhiều người giật mình! - Ảnh 1.

BS. Hậu đang thăm khám cho bệnh nhân cấp cứu tại khoa, ảnh: BVCC.

Cúm có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách

Các triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng, chảy mũi nước, hắc xì hơi, chảy nước mắt, kèm ho, thường sốt rất nhẹ, không quá 38 độ C, trẻ nhỏ thường có khuynh hướng sốt cao.

Các triệu chứng này thông thường biến mất sau 3 ngày còn những trường hợp kéo dài hơn có thể bội nhiễm vi trùng hay một bệnh lý khác.

Đôi khi các triệu chứng này bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhưng nếu chú ý cũng dễ phân biệt là do tính chất cấp tính của bệnh cảm, triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Trong khi viêm xoang và viêm mũi dị ứng là các bệnh mãn tính kéo dài, không dễ thuyên giảm hay dứt hẳn trong vài tuần.

Triệu chứng cúm tương tự như cảm nhưng trầm trọng hơn rất nhiều và diễn biến rất nhanh, đi kèm sốt là đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.

Nữ du học sinh 20 tuổi suýt tử vong do bị cảm: Nguyên nhân khiến nhiều người giật mình! - Ảnh 2.

Bệnh cúm có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách.

Các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, đau đầu dữ dội,… Cúm có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách.

Với người lớn, khi đang bị cảm hay cúm, họ sẽ bị đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, lú lẫn, nôn ói liên tục.

Trong khi đó ở trẻ em, ngoài các triệu chứng trên còn bị thở nhanh hay khó thở, màu sắc da tím tái, không thể uống hay bú được, kích động hay ủ rũ hơn thường ngày.

Trong thời gian uống thuốc, nếu người bệnh thấy bệnh tình đang thuyên giảm nhưng đột nhiên bệnh chuyển biến trầm trọng hơn nhanh chóng, kèm theo phát ban nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị đúng cách.

Những người mắc các bệnh mạn tính sẵn có, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp như hen, suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… nên lưu ý.

Vì khi bệnh cảm hay cúm xảy ra, chúng sẽ dễ thúc đẩy người bệnh vào đợt cấp của bệnh mạn tính đó, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng.

Trong đơn vị, cơ quan nếu có người bị cảm hay cúm nên cho nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan vì hai bệnh này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng,…

"Bên cạnh đó, người dân nên vệ sinh ở các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím,… vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa virus.

Để chủ động phòng ngừa cảm, cúm, người dân nên tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh trái cây giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ vượt qua các đợt cảm, cúm thật nhẹ nhàng, góp phần mang đến một kỳ nghỉ Tết khỏe mạnh", BS Hậu khuyến cáo.


Theo Trí Thức Trẻ

hen phế quản

bệnh giao mùa

cảm cúm

dùng thuốc tại nhà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.