Đưa con đến khám, người mẹ giận dữ nói "xem tay của con bé kìa", bác sĩ vừa nhìn qua đã cảnh báo nguy cơ cắt cụt ngón tay nếu nhập viện muộn

Trong suốt buổi hội chẩn, cô gái không hé môi nửa lời, người mẹ giận dữ chỉ tay con gái, nói: "Bác sĩ xem tay của con bé kìa".

Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Chu Dục Anh, khoa ngoại, bệnh viện Taipei Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (22 tuổi) được mẹ đưa đến bệnh viện khám.

Đưa con đến khám, người mẹ giận dữ nói xem tay của con bé kìa, bác sĩ vừa nhìn qua đã cảnh báo nguy cơ cắt cụt ngón tay nếu nhập viện muộn-1
Bác sĩ Chu Dục Anh, khoa ngoại, bệnh viện Taipei Chang Gung Memorial Hospital

Trong suốt buổi hội chẩn, cô gái không hé môi nửa lời, người mẹ giận dữ chỉ tay con gái, nói: "Bác sĩ xem tay của con bé kìa". Cả 5 đầu ngón tay của cô gái đều bị cắn, ngón trỏ bị cắn đến nỗi không còn móng tay khiến bác sĩ kinh ngạc.

Bác sĩ Chu cho biết, người bệnh có thói quen cắn móng tay sẽ khiến các mô mềm quanh móng bị tổn thương, ngay cả khi móng mọc trở lại, hình dạng cũng trở nên bất thường.

Trường hợp của cô gái là cắn móng tay khiến vết thương lở loét, kèm theo nước miếng có vi khuẩn nên khiến móng tay bị viêm và được chẩn đoán mắc bệnh viêm mô tế bào. Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, bác sĩ nhấn mạnh bệnh nhân phải nhập viện điều trị ở khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và tiêm thuốc kháng sinh để giảm tỷ lệ nhiễm trùng.

Bác sĩ Chu giải thích, tình trạng của bệnh nhân nếu nhập viện muộn và không tiêm thuốc kháng sinh sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm cân mạc hoại tử xuất hiện dọc theo gân bàn tay đến lòng bàn tay, trường hợp xấu nhất có thể phải cắt cụt ngón tay, nếu không cắt cụt cũng phải rạch đầu ngón tay để dẫn lưu mủ chảy ra.

Bác sĩ đã thăm dò thói quen cắn móng tay của bệnh nhân và được biết đây là cách cô gái giải tỏa áp lực, cảm giác đau đớn khiến cô gái thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Sau đó, bệnh nhân cũng được chuyển đến khoa tâm lý để điều trị.

Đưa con đến khám, người mẹ giận dữ nói xem tay của con bé kìa, bác sĩ vừa nhìn qua đã cảnh báo nguy cơ cắt cụt ngón tay nếu nhập viện muộn-2

Bác sĩ Thái Dật San, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital chỉ ra, thói quen cắn móng tay không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể gây viêm sưng đỏ, nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc virus, nghiêm trọng nhất có thể gây viêm mô tế bào. Ngoài ra, khi cắn móng tay người bệnh cũng sẽ nuốt mầm bệnh như vi khuẩn vào bụng.

Vậy những người có thói quen tai hại này nên làm thế nào? Bác sĩ Thái hướng dẫn cách thay đổi thói quen xấu sau đây:

1. Cắt móng tay ngắn

Khi cắt móng tay đủ ngắn, bạn sẽ không thể cắn móng tay và tần suất cắn móng sẽ giảm.

2. Dùng thuốc trị cắn móng tay

Trên thị trường hiện đang bán thuốc trị cắn móng tay không màu, không mùi, có vị đắng khó chịu khiến bạn từ bỏ thói quen xấu. Tuy nhiên, bác sĩ nhắn nhủ bạn nên tránh bôi ớt hoặc dầu gió để ngăn ngừa tình trạng kích ứng và gây viêm nhiễm.

3. Làm đẹp móng tay

Bạn có thể đến tiệm nail nhờ thợ vẽ móng hoặc sơn móng, điều này sẽ khiến móng của bạn sáng đẹp và giúp ngăn ngừa tình trạng cắn móng tay.

4. Thay thế bằng thói quen khác

Thay vì cắn móng tay, bạn có thể chơi đùa với những quả bóng bóp tay giúp giảm căng thẳng, điều này sẽ khiến tay bận rộn và giảm tần suất đưa ngón tay lên miệng.

5. Tìm ra nguyên nhân

Một số người có thói quen cắn móng tay vì vùng da xung quanh móng bị bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc có người cảm thấy căng thẳng, lo lắng, buồn chán. Bạn cần tìm ra nguyên nhân và ghi chép để ngăn ngừa thói quen xấu.

6. Giảm tần suất cắn móng tay

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân cần đặt ra mục tiêu và từ từ loại bỏ thói quen xấu. Chẳng hạn, bạn bắt đầu đặt mục tiêu không cắn ngón cái và nếu thành công sẽ tiến hành tuần tự với các ngón còn lại.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm mô tế bào thường xảy ra ở một bên cơ thể, bao gồm:
Xuất hiện vùng da màu đỏ, có xu hướng lan rộng dần.

Sưng tấy.

Đau, ấn vào thấy mềm.

Có cảm giác ấm, nóng.

Sốt.

Có các đốm màu đỏ.

Phồng rộp.

Tạo thành nhiều vết lõm trên da, trông như vỏ cam.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Việc quan trọng nhất là phải xác định và điều trị viêm mô tế bào càng sớm càng tốt vì nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.

Bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu thấy:

Xuất hiện mẩn đỏ, sưng, phát ban hoặc các nốt phát ban thay đổi nhanh chóng.

Sốt cao.

Phát ban đỏ, sưng, ấm, đau khi chạm vào và đang lan rộng, có thể không có sốt.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/dua-con-den-kham-nguoi-me-gian-du-noi-xem-tay-cua-con-be-kia-bac-si-vua-nhin-qua-da-canh-bao-nguy-co-cat-cut-ngon-tay-neu-nhap-vien-muon-2220202411123553592.htm

cắn móng tay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.